Trẻ suy dinh dưỡng là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Tình trạng này không chỉ gây ra các vấn đề về thể chất, suy giảm miễn dịch, mà còn tác động đến sự phát triển trí tuệ và khả năng học tập của trẻ. Bài viết sau đây, KidsUP sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả.
Trẻ như thế nào là suy dinh dưỡng?
Theo tổ chức y tế thế giới, suy dinh dưỡng trẻ em chính là tình trạng bé thiếu hụt hoặc mất cân bằng trong việc phát triển cơ thể. Bé sẽ bị thiếu calo, vitamin và các khoáng chất quan trọng.

Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em như sau:
- Dạng cấp tính: Thường do thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính thường có cơ thể gầy yếu, da khô, và sụt cân nhanh chóng.
- Dạng mãn tính: Do thiếu dinh dưỡng kéo dài trong thời gian dài. Trẻ em bị dạng mạn tính thường có chiều cao thấp so với tuổi, sự phát triển chậm chạp, và thể lực kém.
- Dạng hỗn hợp: Kết hợp giữa dạng cấp tính và mạn tính, thể hiện qua việc trẻ em vừa có dấu hiệu gầy yếu vừa bị chậm phát triển chiều cao.
- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, sắt, kẽm, và iốt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Các loại suy dinh dưỡng này đều có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, do đó việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Nguyên nhân khiến trẻ em suy dinh dưỡng
Để tìm được các phòng ngừa tình trạng nhẹ cân ở trẻ, thì ba mẹ cần phải biết rõ các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở bé:
– Chế độ dinh dưỡng không đủ
- Một trong những nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng ở trẻ em là thiếu các dưỡng chất thiết yếu để cơ thể sử dụng năng lượng và phát triển. Các dưỡng chất này bao gồm protein, vitamin, tinh bột, các khoáng chất,… Khi trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng, cơ thể sẽ không thể phát triển một cách bình thường, dẫn đến chậm hoặc không phát triển cân nặng.
- Chế độ ăn không cân đối là tình trạng mà trẻ không nhận đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ví dụ, nếu chế độ ăn quá nhiều tinh bột và đường nhưng lại thiếu protein và chất béo, bé sẽ không có đủ các chất dinh dưỡng để phát triển cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng không đủ dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở bé
Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng cho ba mẹ lần đầu nuôi con
– Biếng ăn kéo dài
-
Trẻ có thói quen ăn uống không khoa học, kén ăn, chỉ thích một số món nhất định.
-
Áp lực tâm lý do bị ép ăn hoặc môi trường ăn uống không thoải mái.
-
Thói quen ăn vặt nhiều nhưng không đảm bảo dinh dưỡng.
– Mắc bệnh thường xuyên
- Trẻ bị ốm vặt, viêm đường hô hấp, sốt, hoặc nhiễm trùng làm giảm khả năng ăn uống và hấp thu chất dinh dưỡng.
- Sử dụng kháng sinh kéo dài gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thực phẩm.
– Chăm sóc và nuôi dưỡng không phù hợp
- Không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ khiến trẻ tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
- Thời điểm và cách thức ăn dặm không hợp lý, ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn.
- Không chú trọng đến khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ.
– Tình trạng sức khỏe nói chung
- Bệnh nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Các bệnh như tiêu chảy, viêm da, các bệnh về phổi…có thể khiến bé chậm hấp thu dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm bên ngoài.
- Khi trẻ mắc bệnh nhiễm trùng, cơ thể sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để chống lại tác nhân gây bệnh, dẫn đến hao hụt dưỡng chất và năng lượng. Hơn nữa, các bệnh nhiễm trùng thường làm giảm cảm giác thèm ăn, dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ.
- Rối loạn tiêu hóa là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến trẻ em suy dinh dưỡng. Các bệnh về tiêu hóa như kém hấp thu, không dung nạp thực phẩm, viêm ruột,… sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất từ thức ăn.

Các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng dễ nhận biết
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ giúp cho ba mẹ có thể can thiệp kịp thời. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu cho thấy bé đang bị suy dinh dưỡng phổ biến như sau:
Dấu hiệu thể chất
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của suy dinh dưỡng ở trẻ em là chỉ số về cân nặng và chiều cao không đạt chuẩn so với tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng thường nhẹ cân hơn so với trẻ cùng lứa tuổi và chiều cao cũng thấp hơn mức trung bình.

Ba mẹ có thể theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) và so sánh với các biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn là cách hiệu quả để nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không. Bên cạnh đó, bé bị suy dinh dưỡng còn có một số dấu hiệu như:
- Da dẻ khô, xanh nhợt nhạt: Da của trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu độ đàn hồi, dễ bị nứt nẻ và chậm lành khi có vết thương.
- Tóc dễ gãy rụng: Tóc của trẻ thường mỏng, khô và dễ gãy, thậm chí có thể rụng từng mảng.
Dấu hiệu hành vi
Việc nhận biết qua các dấu hiệu hành vi của tình trạng trên còn đóng vai trò rất quan trọng để phụ huynh có thể kịp thời can thiệp. Một số dấu hiệu về hành vi thường gặp của trẻ đang bị suy dinh dưỡng như:
- Trẻ ít hoạt động, thường xuyên mệt mỏi: Trẻ không có đủ năng lượng để tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập và thường xuyên tỏ ra mệt mỏi, uể oải.
- Trẻ kém tập trung: Sự thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất, có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Điều này dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn khi duy trì sự tập trung và ghi nhớ thông tin.
- Hay khóc: Tình trạng này có thể do cơ thể trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết, làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóa học trong não, dẫn đến cảm giác căng thẳng và dễ khóc.

Điều ba mẹ cần nghiêm khắc để phòng chống trẻ suy dinh dưỡng
Vậy thì cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non như thế nào? Để cho bé có thể phát triển toàn diện thì ba mẹ hãy lưu ý một số điều sau đây nhé!
– Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối
- Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện và tăng cường miễn dịch.
- Ăn dặm đúng thời điểm: Cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi, bắt đầu với thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, sau đó tăng dần độ thô.
– Cung cấp cho con đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất:
- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ.
- Tinh bột: Cơm, bún, cháo, khoai.
- Chất béo: Dầu oliu, dầu cá, mỡ động vật.
- Vitamin và khoáng chất: Rau xanh, hoa quả, các loại hạt.
– Giúp trẻ ăn uống khoa học, tránh biếng ăn
- Tạo không gian ăn uống vui vẻ, không ép trẻ ăn.
- Đa dạng thực phẩm, thay đổi cách chế biến để kích thích vị giác.
- Chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ biếng ăn, bổ sung các bữa phụ dinh dưỡng.
- Tránh đồ ăn vặt không lành mạnh như nước ngọt, bánh kẹo công nghiệp.

– Giữ vệ sinh thực phẩm và môi trường sống sạch sẽ
- Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Rửa sạch thực phẩm, dụng cụ chế biến thức ăn.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Đảm bảo nguồn nước sạch để chế biến đồ ăn cho trẻ.
– Theo dõi sức khỏe và phát triển của trẻ
- Cân đo định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu sức khỏe của trẻ.
- Tiêm phòng đầy đủ để tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng đến dinh dưỡng.
- Bổ sung men vi sinh khi cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa, tránh rối loạn đường ruột.
– Tạo thói quen vận động để kích thích sự phát triển
- Cho trẻ chơi vận động nhẹ nhàng như bò, tập đi, chơi ngoài trời.
- Tắm nắng buổi sáng sớm (trước 9h) để tổng hợp vitamin D, giúp hấp thu canxi tốt hơn.
- Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử để trẻ tập trung vào các hoạt động thể chất.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: Phương pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
Kết Luận
Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin bên trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc ngăn ngừa việc trẻ suy dinh dưỡng. KidsUP chúc ba mẹ nuôi con khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Ba mẹ hãy luôn theo dõi KidsUP để đón đọc những nội dung hữu ích về việc nuôi dạy con.