Trẻ 27 tháng chậm nói là tình trạng khiến không ít bậc phụ huynh phải đau đầu. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn mang nỗi băn khoăn rằng bé chậm nói có phải kém thông minh hay không. Để giúp cha mẹ cải thiện tình hình này, trong bài viết sau đây, KidsUp sẽ gợi ý cho ba mẹ 5 cách dạy bé chậm biết nói hữu hiệu giúp trẻ 27 tháng tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ. Cùng theo dõi nhé!
Biểu hiện của trẻ chậm nói mà ba mẹ nên chú ý
Trước khi tìm hiểu các giải pháp giúp trẻ 27 tháng chậm nói phát triển khả năng giao tiếp, ba mẹ nên biết những dấu hiệu thường gặp ở chậm nói để hiểu rõ hơn tình trạng của con.
Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của trẻ chậm nói:
- Bé không phản ứng khi được người thân gọi tên.
- Bé chỉ ê a được vài chữ, không nói được rõ chữ
- Chỉ nói được một từ hoặc một cụm từ dù đã 2 tuổi
- Âm giọng của bé bất thường, không rõ ràng
- Bé không lắng nghe hoặc không để ý người thân nói chuyện
- Bé không giật mình hoặc có những phản ứng khi nghe thấy tiếng động.
Nếu phát hiện những biểu hiện này ở trẻ, ba mẹ nên mau chóng đưa bé đi khám để các bác sĩ có thể nhanh chóng kiểm tra và đánh giá tình trạng chậm nói của con. Nhờ đó, ba mẹ có thể chủ động cùng trẻ phối hợp điều trị với bác sĩ, giúp con có thể phát triển khả năng ngôn ngữ như các bạn đồng trang lứa.
Ba mẹ thắc mắc: Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao để cải thiện khả năng ngôn ngữ
5 giải pháp trẻ 27 tháng chậm nói nhanh phát triển ngôn ngữ
Vậy nếu con chậm nói mẹ phải làm sao? Dưới đây là 5 giải pháp hiệu quả nhất giúp trẻ 27 tháng chậm nói tăng khả năng giao tiếp, ba mẹ cùng theo dõi nhé!
Ba mẹ phát âm rõ chữ khi giao tiếp với bé
Không ít ba mẹ có suy nghĩ rằng con còn bé nên chưa hiểu chuyện, do đó không cần phải trò chuyện cùng con. Tuy nhiên, đây là một tư tưởng hoàn toàn sai lầm, bởi các bé từ khi còn nhỏ đã có khả năng phản xạ với âm thanh, cũng như giọng nói của người lớn. Chính vì vậy, trong giai đoạn tập nói của con, ba mẹ cần quan tâm và trò chuyện với con nhiều hơn để bé có thể hình thành phản xạ với ngôn ngữ.
Khi thấy bé nhà mình đã 27 tháng tuổi mà vẫn chậm nói, ba mẹ hãy rèn luyện thói quen nói chuyện với con hàng ngày nhé! Đồng thời, khi trò chuyện cùng con, ba mẹ cần cố gắng phát âm chậm rãi, tròn vành rõ chữ. Một lưu ý dành cho ba mẹ đó là hãy tránh nhại lại giọng nói ngọng của con, bởi điều này có thể khiến con bắt chước theo và hình thành thói quen nói ngọng khó sửa khi lớn lên.
Mời ba mẹ tham khảo: Bài test trẻ chậm nói trong ASQ-3 bộ từ 0 – tới 35 tháng tuổi
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy con từng âm, theo thứ tự từ nguyên âm u-a-i-e-… cho đến phụ âm b-c-d-đ-g… Cùng lúc đó, ba mẹ hãy kết hợp phương pháp ngắt câu chậm và theo nhịp 2/1/2, chẳng hạn như “Lấy cho/mẹ/cái cốc”. Đây là những cách dạy bé tập nói hiệu quả đã được nhiều gia đình áp dụng, giúp trẻ 27 tháng chậm nói có thể dễ dàng hiểu, tiếp thu và nói chuyện lại với ba mẹ.
Nói chuyện với bé mặt đối mặt
Làm thế nào để bé nhanh biết nói? Để luyện nói cho trẻ chậm nói, ba mẹ cần phải thật kiên trì, nhẫn nại thì con mới có thể tiếp thu một cách tốt nhất. Một trong những phương pháp giúp trẻ chậm nói rèn luyện khả năng giao tiếp đó là ba mẹ hãy trò chuyện cùng bé mặt đối mặt.
Với phương pháp này, ba mẹ sẽ cần thường xuyên giao tiếp với con ở vị trí ngang tầm mắt, mặt đối mặt với bé. Điều này sẽ giúp con chú ý đến ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt, cũng như khuôn miệng của cha mẹ hơn. Nhờ đó, con có thể ghi nhớ và khắc sâu hoạt động giao tiếp với ba mẹ, giúp con hình thành phản xạ ngôn ngữ.
Cho con ra ngoài chơi nhiều hơn
Việc cho con ra ngoài chơi thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho con được tiếp xúc với nhiều người. Mặc dù có thể con chưa trò chuyện được như các bạn đồng trang lứa nhưng con vẫn sẽ để ý cách mọi người trò chuyện để bắt chước và bập bẹ theo.
Bằng cách này, con sẽ ý thức được việc bản thân cũng phải nói như các bạn để thể hiện mong muốn. Đồng thời, cho con ra ngoài chơi và tiếp xúc với nhiều người cũng là một cách rèn luyện sự tự tin của bé, giúp con không ngại việc gặp gỡ và giao tiếp ở nơi đông người.
Để con tự biểu đạt mong muốn bằng miệng
Thông thường, trẻ 27 tháng chậm nói sẽ có những biểu hiện thờ ơ, không phản ứng với âm thanh xung quanh hoặc đáp lại giọng nói của ba mẹ. Khi muốn biểu đạt nhu cầu nào đó, bé cũng sẽ không trò chuyện như các bạn đồng trang lứa khác. Thay vì vậy, bé sẽ chỉ bập bẹ ê a những chữ không rõ nghĩa, và biểu đạt chủ yếu bằng hành động để người lớn hiểu ý của bé.
Bằng cách này, ba mẹ vẫn có thể hiểu mong muốn của con. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này sẽ khiến con mất đi những cơ hội rèn luyện khả năng giao tiếp, từ đó trở nên chậm nói hơn so với bình thường. Vì vậy, ba mẹ không nên chỉ quan sát hành động của bé để hiểu con, mà ba mẹ hãy khuyến khích con phát ra âm thanh từ miệng để biểu đạt nhu cầu.
Chẳng hạn, nếu bé muốn vươn tay lấy đồ chơi từ xa, thường thì bé sẽ chỉ vươn tay, sau đó bập bẹ vài chữ để ba mẹ hiểu ý và lấy đồ chơi cho bé. Khi này, ba mẹ hãy trò chuyện với con, đưa ra những câu hỏi hoặc yêu cầu như “Con muốn chơi đồ chơi à?”, “Nói đồ chơi thì ba mẹ đưa cho con”,… Điều này sẽ giúp bé rèn luyện phản xạ ngôn ngữ, giúp con không còn ngại nói chuyện để bày tỏ mong muốn nữa.
Mời ba mẹ tham khảo: Phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà ba mẹ nào cũng làm được
Luyện nói cho trẻ chậm nói tại nhà qua app KidsUp Montessori
Ngoài những phương pháp luyện nói cho trẻ chậm nói đã nêu trên, một phương pháp khác đã được nhiều ba mẹ áp dụng thành công đó là cho con tập nói tại nhà với app KidsUp Montessori. Đây là một ứng dụng giáo dục sớm dành cho trẻ từ 2 – 7 tuổi, giúp con làm quen và dần dần làm chủ được hơn 1000 từ vựng Tiếng Anh Tiếng Việt cơ bản chỉ sau 3 tháng sử dụng.
Khi học và chơi cùng app KidsUp Montessori hàng ngày, ứng dụng sẽ giúp trẻ 27 tháng chậm nói nâng cao khả năng giao tiếp. Đồng thời, KidsUp Montessori còn rèn luyện cho con khả năng ghi nhớ, giúp con trở nên tự tin và năng động hơn khi trò chuyện cùng mọi người.
Với chương trình kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI), ba mẹ sẽ không cần lo lắng khi cho con học cùng KidsUp Montessori, bởi ứng dụng sẽ tự động điều chỉnh lộ trình bài học phù hợp với khả năng của con. Đồng thời, mỗi bài học của con đều là giọng đọc của giáo viên chuẩn bản địa. Nhờ đó, bé sẽ thường xuyên được “tắm” và thu nạp từ mới một cách bài bản nhất, tránh được việc con bị ngọng trong quá trình tập nói.
Nếu ba mẹ còn đang băn khoăn nên lựa chọn ứng dụng nào để cho con luyện nói, hãy lựa chọn KidsUp Montessori ngay nhé! Mỗi ngày trẻ 27 tháng chậm nói chỉ cần học và chơi từ 10 – 15 phút với ứng dụng để nâng trình nói chuyện cho con.
Những điều cần lưu ý khi ba mẹ luyện nói cho bé 27 tháng tuổi
Chắc hẳn rất nhiều ba mẹ lo lắng liệu trẻ chậm nói có sao không, nhưng ba mẹ hãy nhớ rằng dạy trẻ chậm nói là một quá trình không thể vội vàng và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ tất cả các thành viên trong gia đình.
Sau đây là những điều ba mẹ nên lưu ý khi rèn luyện khả năng giao tiếp cùng trẻ 27 tháng chậm nói:
- Tất cả các thành viên trong gia đình cần thống nhất phương pháp dạy bé tập nói để tránh sự mâu thuẫn và gây nhầm lẫn cho trẻ.
- Chỉ nên trò chuyện với trẻ bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và câu văn ngắn gọn để bé dễ ghi nhớ và tiếp thu hơn.
- Kiên nhẫn và bình tĩnh ngay cả khi trẻ không chịu nói theo. Đừng vội nản chí nhé ba mẹ, vì sự kiên nhẫn và kiên trì sẽ giúp trẻ dần dần phát triển khả năng ngôn ngữ.
- Tạo cơ hội để trò chuyện với trẻ “mọi lúc mọi nơi”. Việc này giúp trẻ có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, cũng như khuyến khích trẻ tự tin hơn trong việc sử dụng từ ngữ.
- Có thể đưa trẻ đến nhà trẻ hoặc lớp mầm non để trẻ có cơ hội tiếp xúc với cô giáo và các bạn đồng trang lứa.
- Nếu trẻ có dấu hiệu chậm nói kèm theo các biểu hiện khác của tự kỷ hoặc các bệnh lý bẩm sinh, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám và nhận tư vấn từ các chuyên gia y tế càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Kết luận
Qua bài viết trên, KidsUp đã chia sẻ đến ba mẹ những biểu hiện và các giải pháp giúp trẻ 27 tháng chậm nói phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi, ba mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích để đồng hành cùng con lớn lên và phát triển toàn diện.