Bạn có biết? Hệ tiêu hóa của bé 3 tuổi còn rất non nớt và chỉ phù hợp với một số loại thực phẩm nhất định. Vì thế, việc xây dựng một thực đơn đúng chuẩn cho bé là cực kỳ quan trọng để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Đừng lo, KidsUP sẽ cùng bạn tạo nên thực đơn cho bé 3 tuổi đủ chất và phù hợp cho bé yêu qua bài viết này!
Hiểu Về Hệ Tiêu Hóa Của Bé 3 Tuổi
Để xây dựng được một thực đơn cho bé 3 tuổi phù hợp thì trước tiên bạn cần phải hiểu được đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ ở thời điểm này. Nhìn chung thì các cơ quan của trẻ 3 tuổi đã được hoàn thiện nhưng khả năng tiêu hóa vẫn còn hạn chế.
Hệ tiêu hóa của bé 3 tuổi phát triển như thế nào?
Quá trình tiêu hóa thức ăn ở trẻ 3 tuổi về cơ bản cũng giống với người lớn khi khi bắt đầu từ khoang miệng. Sau đó thức ăn được nghiền bằng răng, trộn lẫn với enzym và đưa xuống dạ dày qua thực quản. Sau khi thức ăn được tiêu hóa thì dinh dưỡng sẽ qua thành ruột non để ngấm vào máu và đi nuôi cơ thể. Còn ruột già sẽ giúp thức ăn thừa lên men bằng các vi khuẩn hữu ích sau đó tống ra ngoài.
Hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ hình thành từ khi mới sinh ra, chịu sự ảnh hưởng của các hình thức sinh sản, môi trường. Hệ vi sinh sẽ giúp ngăn sự phát triển của các vi khuẩn có hại ở mức cân bằng và giúp chuyển hóa các chất. Quá trình phân tách, chuyển hóa các chất thành dinh dưỡng nuôi cơ thể cũng do hệ vi sinh quyết định.
Các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ 3 tuổi
Trẻ em 3 tuổi có hệ tiêu hóa còn khá nhạy cảm nên dễ gặp các vấn đề như:
- Táo bón: Nguyên nhân thường do thay đổi chế độ ăn. Trẻ đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần và thường khó khăn vì phân to cứng.
- Tiêu chảy: Tiêu chảy ở trẻ 3 tuổi thường do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Biểu hiện dễ nhận thấy là trẻ đau bụng, đi ngoài liên tục trên 3 lần/ngày với phân lỏng.
- Đầy hơi: Có thể do ăn quá nhiều gây khó tiêu hóa, thiết hụt men Lactase, sử dụng thuốc hoặc vấn đề đường tiêu hóa.Triệu chứng dễ nhận thấy như trẻ ợ hơi, bụng chướng, chán ăn,…
3 điều cần lưu tâm khi xây dựng thực đơn cho trẻ
Để xây dựng thực đơn cho trẻ 3 tuổi ngoài dựa trên đặc điểm hệ tiêu hóa thì còn cần tuân thủ các nguyên tắc khác. Trong đó, quan trọng nhất là sự cân bằng về dinh dưỡng, lựa chọn các loại thực phẩm và sinh hoạt khoa học.
Cân bằng dinh dưỡng
Với trẻ 3 tuổi thì một bữa ăn cần cung cấp đủ các nhóm thực phẩm sau:
- Protein: Từ các thực phẩm như thịt, cá, sữa.
- Chất béo tốt: Đa phần có nguồn gốc thực vật như dầu hạt cải, dầu oliu, dầu óc và có thêm dầu cá.
- Trái cây và rau quả: Bao gồm táo, chuối, dưa hấu, bông cải, cà rốt,…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa chua, phô mai, các loại sữa uống.
- Tinh bột và carbohydrate: Cơm, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt,..
Trẻ 3 tuổi mỗi ngày cần được cung cấp khoảng 1200 – 1500 calo để đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động cũng như đủ dinh dưỡng để phát triển. Trong đó chia khẩu phần ăn ra 50 – 60% cho bữa sáng, bữa trưa 30 – 35%, bữa tối khoảng 25 – 30% và bữa phụ bằng 1 nửa bữa chính.
Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa
Khi lên thực đơn cho bé 3 tuổi, bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như:
- Hoa quả: Chuối, bơ, đu đủ
- Rau củ: Khoai lang, cải bó xôi, cải xanh, bí đỏ
- Món ăn từ gạo như cơm, cháo.
- Sữa chua
- Thịt gà trắng
- Các loại hạt, ngũ cốc
Ngoài ra cha mẹ cũng cần chú ý tránh các thực phẩm khó tiêu và dễ gây kích ứng như:
- Trái cây: Đồ sấy, đồ đóng hộp, dứa, dừa, quả mọng đông lạnh
- Rau: Ngô, nấm, đậu khô, đậu Hà Lan, rau xào
- Các loại thực phẩm lên men: dưa cải, kim chi, cà muối
- Các loại thịt: xúc xích, thịt chiên rán, thịt ướp nhiều gia vị
Thời gian ăn uống và giấc ngủ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hệ tiêu hóa của trẻ 3 tuổi chưa thực sự ổn định nên cần chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Trong đó có 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ, chia đều khoảng 2 – 3 tiếng 1 lần. Thời gian các bữa mỗi ngày phải giống nhau để tập cho bé thói quen ăn đúng giờ, tạo cảm giác đói và nhu cầu ăn.
Ngoài ăn, trẻ cũng cần được ngủ đủ giấc, đúng giờ để đường tiêu hóa phát triển ổn định. Bởi khi ngủ, các hệ tiêu hóa được sửa chữa, các mộ được tái tạo, phát triển các loại vi khuẩn đường ruột. Một ngày, trẻ nên 3 tuổi nên được ngủ khoảng 10 – 12 tiếng, bắt đầu từ 9 giờ tối đến 6 – 8 giờ sáng hôm sau.
Thực đơn cho bé 3 tuổi cải thiện hệ tiêu hóa
Dưới đây là bảng thực đơn 7 ngày dành cho bé 3 tuổi giúp cải thiện hệ tiêu hóa:
Ngày | Bữa sáng | Bữa phụ sáng | Bữa trưa | Bữa phụ chiều | Bữa tối | Bữa phụ tối |
---|---|---|---|---|---|---|
Thứ 2 | Cháo yến mạch với táo cắt nhỏ | Sữa chua không đường với chuối chín | Cơm với thịt gà xé nhỏ, rau cải xanh hấp | Nước ép cà rốt | Cháo hầm bí đỏ với thịt bò | Sữa ấm |
Thứ 3 | Bánh mì nướng với bơ và hạt chia | Trái cây tươi (đu đủ, chuối) | Canh rau củ hầm xương, cá hồi hấp | Sinh tố chuối và xoài | Nui xào rau củ với thịt heo | Trái cây tươi |
Thứ 4 | Bột gạo lứt với sữa | Sữa chua với dâu tây cắt nhỏ | Cơm với tôm hấp, súp lơ xanh | Sữa đậu nành | Cháo yến mạch với cá lóc | Sữa ấm |
Thứ 5 | Phở bò với rau mầm | Bánh quy ngũ cốc | Cơm với thịt viên sốt cà chua, rau củ hấp | Sinh tố dâu và cam | Canh đậu hũ nấu cải thìa với cá basa | Sữa chua |
Thứ 6 | Bánh pancake làm từ bột yến mạch và chuối | Trái cây tươi (nho, kiwi) | Bún thịt nướng với rau sống | Nước ép táo | Cháo gà với bí đỏ và cà rốt | Sữa đậu nành |
Thứ 7 | Bánh mì nguyên cám với trứng luộc | Sữa chua với nho cắt nhỏ | Cơm với thịt heo hấp, canh bí đao | Sinh tố chuối và bơ | Canh gà nấu cải bó xôi với nấm rơm | Trái cây tươi |
Chủ nhật | Cháo hạt sen với rau củ | Trái cây tươi (mít, dưa hấu) | Cơm với cá thu hấp, rau muống luộc | Nước ép dứa | Cháo cá chép với cà rốt và đậu xanh |
Thực đơn này sẽ dễ áp dụng hơn khi bé ở nhà nhưng thực tế là ở độ tuổi này thì bé sẽ phải học mầm non và ăn theo thực đơn của nhà trường. Vậy nên dựa trên điều kiện thực tế và môi trường mà ba mẹ có thể linh hoạt thay đổi cho phù hợp.
Lưu Ý Khi Chuẩn Bị Thực Đơn Cho Bé 3 Tuổi
Khi xây dựng thực đơn cho trẻ 3 tuổi, phụ huynh cần chú ý tránh một số loại thực phẩm không tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát phản ứng của bé để điều chỉnh cho phù hợp.
– Tránh thực phẩm gây dị ứng và khó tiêu
- Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng ở trẻ: sữa bò, trứng, đậu nành, hạnh nhân, cá hải sản,…
- Các loại thực phẩm nên tránh hoặc không sử dụng: đường bổ sung, các thực phẩm chứa nhiều muối, các loại thức ăn cứng dễ gây hóc, nghẹt thở, đồ ăn chế biến sẵn, caffeine, đồ ăn có chất bảo quản, màu nhân tạo.
– Theo dõi phản ứng của trẻ sau khi ăn
Khi trẻ làm quen với thực đơn mới, cha mẹ cần chú ý theo dõi để có thể phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề tiêu hóa. Cha mẹ nên chú ý xem bé có bị khó chịu, buồn nôn, đầy hay đau bụng sau khi ăn không. Nếu ở mức độ nhẹ thì nên để trẻ nghỉ ngơi và quan sát thêm còn khi tình trạng nặng thì cần đưa tới cơ sở y tế.
Kết Luận
Bài viết trên, KidsUP đã gợi ý và chia sẻ một số thông tin mà cha mẹ cần chú ý khi xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi. Hy vọng, chúng tôi có thể giúp ích phần nào cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con. Và chúc gia đình bạn có được những bữa ăn ngon miệng, đầm ấm.