Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo là một quá trình trải dài từ khi bé 2 đến 6 tuổi. Ở mỗi một giai đoạn, trẻ lại có những thay đổi mà cha mẹ cần thấu hiểu để hỗ trợ, chăm sóc đúng cách. Chính bởi vậy nên bài viết này KidsUP đã tổng hợp và phân tích từng đặc điểm, sự biến chuyển của con trong độ tuổi này để phụ huynh dễ dàng nắm bắt, theo dõi.
3 loại tư duy phổ biến của trẻ mẫu giáo
Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo thể hiện ngay từ khi bé mới 2 tuổi. Và tùy theo mỗi cá nhân mà bé sẽ thể hiện khả năng hành động, ngôn ngữ, quan điểm của mình qua các kiểu tư duy phổ biến như:
- Tư duy hành động: Với kiểu này bạn sẽ thấy trẻ ưa thích khám phá và học hỏi thông qua các hoạt động vận động, thao tác với đồ vật. Điều này thể hiện rõ hơn ở việc bé quan sát và thực hiện theo những hành vi mà bản thân thu thập được. Đơn cử như làm lại các động tác của các nhân vật trong phim hoạt hình, thay đổi hành động sau những lần đã làm sai trước đó.
- Tư duy tượng trưng: Ở loại tư duy này thì trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và ký hiệu để biểu đạt ý tưởng và suy nghĩ của bản thân. Phụ huynh sẽ thấy rõ ràng hơn thông qua việc bé đồng ý hay từ chối với yêu cầu, hành động của người lớn.
- Tư duy tập trung vào bản thân: Trẻ nhìn thế giới từ góc nhìn của mình và khó hiểu được quan điểm của người khác. Biểu hiện dễ nhận thấy như bé có những hành động không đúng với thông thường, thực hiện theo bản năng, nghịch ngợm hơn.
Các giai đoạn phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo
Tư duy của trẻ mẫu giáo thay đổi không ngừng qua từng độ tuổi khác nhau. Mỗi giai đoạn, con lại có những biểu hiện, đặc điểm riêng. Việc cha mẹ hiểu được quá trình này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chăm sóc và giáo dục bé.
Giai đoạn 2-3 tuổi
Ở giai đoạn này, tư duy trực quan – hành động chiếm ưu thế, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ đơn giản. Trong khoảng 2 – 3 tuổi, bé tích cực sử dụng các đồ chơi và từ đó xác lập mối quan hệ giữa chúng một cách ngẫu nhiên. Trong suốt quá trình này, trẻ sẽ sử dụng những thông tin, logic mà người lớn chỉ dạy kết hợp với các nội dung mà bản thân thu thập được.
Bạn sẽ thường thấy bé giải quyết vấn đề bằng các hành động theo phương thức thử và lỗi. Ví dụ như trong quá trình chơi xếp hình cha mẹ chỉ dẫn rằng những đồ vật hình trụ có thể đi qua lỗ tròn. Bé kết hợp thông tin đó với các lần thử đặt hình vuông, tam giác lên mà không thành công. Dần dần như vậy sẽ tạo ra tính logic và hình thành tư duy ở trẻ.
Giai đoạn 3-4 tuổi
Ở độ tuổi này, bé đã tích được cho mình một vốn từ, thông tin nhất định nên tư duy tượng trưng phát triển mạnh mẽ hơn. Vì thế mà trẻ bắt đầu có khả năng tưởng tượng và sáng tạo để hiểu hơn về thế giới xung quanh cũng như thể hiện ý kiến của bản thân. Bạn sẽ thấy con em mình đặt ra những câu hỏi kỳ lạ hay nghĩ ra những nhân vật không có thật.
Khả năng sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện rõ ở giai đoạn này thông qua những hành động. Bạn cũng có thể thấy điều đó qua các tranh mà bé vẽ hay ở việc sắp xếp, sử dụng đồ chơi hàng ngày. Những điều này tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng đều có liên quan đến tư duy, khả năng logic của trẻ.
Giai đoạn 4-5 tuổi
Từ 4 – 5 tuổi thì trẻ bắt đầu có khả năng tư duy logic đơn giản, hiểu được các khái niệm về số lượng, thời gian và không gian. Ở giai đoạn này, khả năng nhận thức của bé đã tốt hơn và thể hiện rõ ràng qua từng lời nói, hành động. Bạn sẽ thấy con dễ dàng hiểu các khái niệm, nhanh chóng thực hiện theo các hoạt động được người lớn chỉ dẫn.
Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu tập làm quen với các con số, phân biệt được những khoản thời gian diễn ra trong ngày. Biểu hiện như trẻ có thể đếm, so sánh số lượng nhiều, ít hơn hay biết lúc nào đi học, ngủ, ăn cơm. Phụ huynh cũng sẽ thấy khả năng ngôn ngữ, trình bày hay giải thích vấn đề của bé trở nên rõ ràng, có logic hơn trước rất nhiều.
Giai đoạn 5-6 tuổi
Khi bước sang giai đoạn 5 – 6 tuổi thì đặc điểm tư duy của trẻ thể hiện rõ ràng, thay đổi mạnh mẽ hơn. Ở thời điểm này, bé không còn dừng lại ở việc tiếp thu, tổng hợp thông tin mà còn có khả năng phản biện dựa trên chính logic và quan điểm của bản thân. Điều này cha mẹ dễ dàng nhận thấy thông qua việc bé giải thích về các hành động, lời nói của bản thân.
Sự tò mò, nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh cũng được thể hiện rõ ràng ở giai đoạn này. Bé thường xuyên đặt ra câu hỏi về các vấn đề đang diễn ra như bạn bè, thầy cô, con vật, sự việc,…Ngoài ra, trẻ còn thể hiện qua việc thích đọc sách hay theo dõi các chương trình khám phá thế giới để tìm kiếm những điều mới mẻ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo
Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố từ di truyền, môi trường sống đến giáo dục và dinh dưỡng. Cha mẹ cần hiểu được những điều này để tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình phát triển.
Yếu tố di truyền
Ngay từ khi còn nhỏ, giữa các bé đã có tư duy và khả năng nhận thức khác nhau. Điều này chính là do những đặc điểm của cha mẹ đã được di truyền lại cho con qua hệ thống gen. Nhiều tài liệu khoa học đã chứng minh được gen có ảnh hưởng >50% đến tuy duy của trẻ.
Chính vì thế mà di truyền là tiền đề cho sự phát triển tư duy, tâm lý, phản ứng với hoàn cảnh xung quanh của trẻ. Điều này cũng giải thích cho việc những trẻ có cha mẹ giỏi thường thể hiện được sự thông minh ngay từ khi còn nhỏ.
Môi trường sống
Môi trường gia đình, nhà trẻ và xã hội tác động lớn đến sự phát triển tư duy của trẻ. Bởi vì ở độ tuổi mẫu giáo, bé chủ yếu học tập, bắt chước hành động, lời nói của mọi người xung quanh. Ngoài ra, những yếu tố như âm thành, nhiệt độ, không gian cũng có thể tác động đến tâm lý, khả năng nhận thức và hành vi của trẻ, cụ thể như:
- Gia đình: Vì thời gian gắn bó lâu dài ngay từ khi còn nhỏ nên đây là môi trường có tác động lớn, sâu sắc nhất tới trẻ. Do đó, trẻ sẽ bị ảnh hưởng với các sinh hoạt, nề nếp, sự tương tác của các thành viên trong gia đình. Vì thế nên những trẻ ở trong gia đình có nền tảng giáo dục tốt, yêu thương thì thường hình thành tư duy tích cực.
- Nhà trẻ: Đây là môi trường giúp bé có thể học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng và giúp trẻ phát triển tư duy toàn diện về các lĩnh vực trong cuộc sống. Khi ở trong một môi trường giáo dục lành mạnh, có sự tương tác với thầy cô và bạn bè trẻ sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích.
- Xã hội: Hàng xóm, khu phố nơi gia đình sinh sống cũng ảnh hưởng đến tư duy của trẻ. Những nơi văn minh, tiến bộ sẽ giúp trẻ hình thành tư duy đúng, xây dựng nhân cách trọn vẹn, cư xử lịch sự hơn.
Giáo dục
Chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích và phát triển tư duy của trẻ. Bởi giáo dục không chỉ cung cấp thông tin mà còn giúp trẻ hiểu được các hành vi đúng đắn với sự vật, con người xung quanh.
Qua các chương trình giảng dạy có thể cung cấp nội dung hay bù đắp những thiếu hụt về tư duy của di truyền trong trẻ. Mặt khác, thông qua giáo dục trẻ có đủ các yếu tố để hình thành, phát triển nhận thức, tư duy theo chiều hướng tích cực.
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ góp phần vào sự phát triển toàn diện thể chất và trí não của trẻ. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ học hỏi, tuy duy tốt, tránh các bệnh về tâm thần.
Những lưu ý quan trọng khi đồng hành cùng con
Việc có cha mẹ đồng hành bên cạnh giúp ích rất nhiều cho tâm lý được an toàn, che chở của trẻ. Nhưng trong quá trình này, các bậc phụ huynh cần chú ý một số điểm sau:
- Tôn trọng sự khác biệt của trẻ: Mỗi cá thể sẽ có tốc độ phát triển riêng, không nên so sánh trẻ với bạn bè đồng trang lứa. Việc này chỉ khiến con bị tự ti, không dám thể hiện bản thân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hình thành tư duy, tính cách của con sau này.
- Không tạo áp lực học tập: Ở độ tuổi mẫu giáo, cha mẹ nên để trẻ vui chơi và học tập một cách tự nhiên, không ép buộc trẻ học quá nhiều. Bởi vì, việc vui chơi cũng có tác động tích cực đến sự phát triển tư duy, trí não của trẻ.
- Quan sát và lắng nghe trẻ: Cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện khác thường để hiểu hơn về sự phát triển, thay đổi của trẻ. Từ đó mới có thể đưa ra phương pháp giáo dục, ứng xử và những định hướng phù hợp nhất.
Kết Luận
Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo trải qua 4 giai đoạn và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh. Chính vì thế mà cha mẹ cần chú ý để tạo điều kiện tốt nhất giúp trẻ xây dựng bản thân toàn diện. Hy vọng những thông tin mà KidsUP chia sẻ ở trên có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh khi đồng hành cùng con.