Số bị chia nghe thì “toán học” thật đấy, nhưng hóa ra lại cực kỳ dễ hiểu nếu được giải thích đúng cách! Trong bài viết này, KidsUP sẽ giúp bố mẹ và các bé hình dung rõ ràng về “số bị chia là gì” chỉ qua vài ví dụ sinh động – không khô khan, không công thức rối rắm. Cùng khám phá cách biến kiến thức toán lớp 3 trở nên nhẹ nhàng, dễ nhớ và thú vị như một trò chơi nhé!
Định nghĩa số bị chia
Vậy, số bị chia là gì? Số bị chia là số lượng tổng thể mà ta muốn chia đều thành các phần nhỏ hơn. Trong phép chia, số bị chia luôn là số đứng trước dấu chia (:) hoặc dấu gạch ngang (/). Cùng với số chia và thương, số bị chia là một trong ba thành phần quan trọng tạo nên một phép chia hoàn chỉnh.

Để hiểu rõ hơn về số bị chia, chúng ta hãy cùng xem xét cấu trúc của một phép chia hoàn chỉnh. Một phép chia sẽ có công thức như sau:
Số bị chia = Số chia × Thương
Trong đó:
- Số chia là số lượng phần mà chúng ta muốn chia số bị chia thành.
- Thương là kết quả của phép chia, cho biết mỗi phần sẽ có bao nhiêu đơn vị.
Để giúp bé dễ hiểu hơn, KidsUP có phép chia ví dụ sau đây: 10:2=5
Các thành phần lần lượt trong phép chia trên sẽ là:
- Số 10 chính là số bị chia
- Số 2 là số chia
- Số 5 là thương
Mẹo ghi nhớ nhanh số bị chia
Sau khi đã trả lời được câu hỏi “số bị chia là gì?”, việc tiếp theo mà trẻ cần làm là ghi nhớ các thành phần trong phép chia. Việc này đôi khi có thể là một việc khó khăn đối với các bé mới học phép chia. Để giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ kiến thức, KidsUP sẽ bật mí một vài mẹo cực kỳ đơn giản để con có thể nhận diện số bị chia một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một trong những mẹo hữu ích nhất để giúp trẻ xác định nhanh số bị chia trong phép tính là sử dụng bảng nhân. Bảng cửu chương là một tập hợp các phép nhân đã được tính sẵn. Do đó, khi thực hiện phép chia với các số từ 1 đến 10, trẻ có thể “nhẩm ngược” lại bằng phép nhân để tìm ra số bị chia.
Ví dụ dễ hiểu: 4 x 2 = 8 và ngược lại 8 : 2 = 4 hoặc 8 : 4 = 2
Ngoài ra, một quy tắc vàng mà bé cần luôn ghi nhớ để có thể xác định số bị chia và số chia là đó là: trong một phép chia được viết theo dạng hàng ngang, số bị chia luôn đứng ở vị trí đầu tiên, ngay trước dấu chia (:), còn số chia sẽ đứng sau dấu chia.
Các dạng bài tập liên quan đến số bị chia
Thực hành là chìa khóa để nắm vững mọi kiến thức, và toán học cũng không ngoại lệ. Luyện tập giải toán thông qua các dạng bài tập đa dạng liên quan đến số bị chia sẽ giúp trẻ củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư duy toán học. KidsUP đã tổng hợp một vài dạng bài tập mà các bậc phụ huynh có thể cùng con làm tại nhà.

Bài 1: Các dạng bài tập liên quan đến số bị chia
Các bài tập liên quan đến số bị chia sẽ giúp con nhận biết và xác định đúng số bị chia trong một phép chia cụ thể. Bằng cách xác định được vị trí của các thành phần trong số chia, trẻ sẽ xây dựng được một nền tảng toán học vững chắc để có thể thực hiện các bài toán phức tạp hơn về sau.
Sau đây là ví dụ về dạng bài xác định số bị chia mà các phụ huynh có thể tham khảo:
Xác định số bị chia trong các phép chia sau: 8:2=4; 15:3=5; 21:7=3; 30:6=5; 100:10=10
- Trong phép chia 8:2=4, số bị chia là: 8
- Trong phép chia 15:3=5, số bị chia là: 15
- Trong phép chia 21:7=3, số bị chia là: 21
- Trong phép chia 30:6=5, số bị chia là: 30
- Trong phép chia 100:10=10, số bị chia là: 100
Bài 2: Tìm số chia khi biết số bị chia và thương
Dạng bài tập này giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy ngược và vận dụng mối quan hệ giữa các thành phần trong phép chia. Để tìm số chia khi biết số bị chia và thương, trẻ sẽ cần phải nắm rõ công thức: Số chia = Số bị chia : Thương.
Sau đây là một bài tập mẫu về tìm số chia khi biết số bị chia và thương:
Cho các trường hợp sau, hãy tìm số bị chia tương ứng
- Biết số bị chia là 12, thương là 4. => Số chia sẽ là: 12 : 4= 3
- Biết số bị chia là 20, thương là 5. => Số chia sẽ là: 20 : 5= 4
- Biết số bị chia là 35, thương là 7. => Số chia sẽ là: 35 : 7= 5
- Biết số bị chia là 48, thương là 6. => Số chia sẽ là: 48 : 6= 8
- Biết số bị chia là 90, thương là 9. => Số chia sẽ là: 90 : 9= 10
Bài 3: Tìm thương khi biết số bị chia và số chia
Cho các phép chia sau, tìm thương của các phép chia đó
- 18:3=? => Đáp án sẽ là: 18 : 3 = 6
- 24:4=? => Đáp án sẽ là: 24 : 4 = 6
- 42:6=? => Đáp án sẽ là: 42 : 6 = 7
- 56:8=? => Đáp án sẽ là: 56 : 8 = 7
- 100:20=? => Đáp án sẽ là: 100 : 20 = 5
Kết Luận
Hy vọng rằng, với những giải thích đơn giản và các mẹo ghi nhớ hữu ích từ KidsUP, trẻ đã có thể tự tin trả lời câu hỏi “số bị chia là gì?” và sẵn sàng chinh phục các bài toán liên quan đến phép chia. Các cha mẹ và các bé hãy đón đọc những bài viết sắp tới trên trang chủ của KidsUP để có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé!