Chi tiết về rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ ba mẹ cần lưu tâm

rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Rối loạn giác quan, một thách thức mà nhiều trẻ tự kỷ phải đối mặt, đã và đang là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Trẻ tự kỷ thường có cách tiếp nhận thông tin từ thế giới xung quanh khác biệt so với trẻ bình thường. Vậy nên, nếu các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ và mắc phải triệu chứng rối loạn giác quan, việc hiểu rõ căn bệnh này là điều cần thiết. Vậy thế nào là rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ? Cha mẹ hãy cùng KidsUP tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn giác quan là gì? Khái niệm ba mẹ cần hiểu rõ

Rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ là một tình trạng không hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến khả năng tương tác và giao tiếp của trẻ trong các tình huống hàng ngày. Vậy nên, phụ huynh nên nắm vững những kiến thức quan trọng về triệu chứng này để có thể phát hiện sớm và cho trẻ đi khám kịp thời.

Thế nào là rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ?
Thế nào là rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ?

Định nghĩa rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Rối loạn giác quan, viết tắt là SPD (Sensory Processing Disorder), là chứng rối loạn không hiếm gặp ở trẻ tự kỷ.  Đây là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận,  xử lý và phản hồi với các kích thích từ môi trường bên ngoài thông qua các giác quan như: âm thanh, ánh sáng, mùi, vị, hay cảm giác chạm. 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có hai dạng cơ bản của tình trạng rối loạn giác quan: ngưỡng cảm giác quá cao hoặc ngưỡng cảm giác quá thấp. Ngưỡng cảm giác ở mỗi trẻ là khác nhau. Thế nhưng, nếu ngưỡng này ở mức quá cao hoặc quá thấp thì sẽ gây cản trở không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày.

  • Khi trẻ có ngưỡng cảm giác quá cao: Trẻ trong tình trạng này thường đòi hỏi có sự kích thích cao hơn về giác quan so với bình thường. Điều này khiến cho bé gặp khó khăn trong việc cảm nhận môi trường xung quanh, hay còn gọi là “trơ” trong các giác quan.
  • Khi trẻ có ngưỡng cảm giác quá thấp: Ngược lại với tình trạng trên, trẻ có ngưỡng cảm giác quá thấp thường rất nhạy với các tác động từ môi trường xung quanh. Điều này có nghĩa là các tác động bình thường cũng trở thành sự kích thích lớn khiến trẻ dễ dàng trở nên hoảng sợ.

Tầm quan trọng của việc phát hiện sớm rối loạn giác quan

Tình trạng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Do đó, nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và có sự hỗ trợ kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy lâu dài tới sự phát triển của trẻ tự kỷ. Điều này khiến cho quá trình trưởng thành của trẻ tự kỷ càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. 

Tình trạng rối loạn giác quan kéo dài sẽ khiến cho trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và xử lý những thông tin đơn giản. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới việc phát triển các mối quan hệ xã hội mà còn tác động tiêu cực tới sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Trẻ gặp khó khăn khi tham gia vào các hoạt động xã hội, học tập, và giao tiếp với mọi người xung quanh.

Tại sao nên phát hiện sớm rối loạn giác quan?
Tại sao nên phát hiện sớm rối loạn giác quan?

Tuy nhiên, nếu cha mẹ kịp thời phát hiện và đưa ra những biện pháp hỗ trợ đúng đắn sẽ giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của rối loạn giác quan. Những biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh sẽ giúp trẻ dễ dàng xử lý thông tin từ môi trường xung quanh hơn, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Mối liên hệ giữa rối loạn giác quan và sự phát triển của trẻ tự kỷ

Rối loạn giác quan và sự phát triển của trẻ tự kỷ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trẻ bị hội chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp hàng ngày và có những hành vi mang tính tính chất lặp lại. Khi trẻ tự kỷ bị mắc phải chứng rối loạn giác quan, trẻ sẽ lại càng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin và phản hồi lại môi trường. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ cả về mặt nhận thức, giao tiếp và hành vi.

Ngoài ra, rối loạn về giác quan cũng có thể khiến trẻ tự kỷ khó kiểm soát cảm xúc cá nhân. Khi cảm giác bị quá tải, trẻ có thể có những hành vi tự kích thích để làm dịu bản thân, hoặc ngược lại, trẻ có thể trở nên thụ động và không tham gia vào các hoạt động xã hội.

Các loại rối loạn giác quan thường gặp ở trẻ tự kỷ

Rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ có thể xuất hiện ở nhiều giác quan khác nhau, mỗi loại đều có những biểu hiện và ảnh hưởng riêng. Cha mẹ nên nắm rõ đặc điểm của từng loại rối loạn để có thể phát hiện và điều chỉnh môi trường sống phù hợp. Điều này sẽ giúp trẻ tự kỷ cảm thấy an toàn và dễ dàng hòa nhập hơn.

Rối loạn cảm giác thị giác (thị lực)

Trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác thị giác thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý các kích thích từ môi trường tới mắt. Trẻ mắc chứng rối loạn này sẽ thường quá nhạy cảm hoặc quá trơ đối với ánh sáng xung quanh và gặp cản trở nhất định về thị lực.

Tình trạng rối loạn thị lực ở trẻ
Tình trạng rối loạn thị lực ở trẻ
  • Rối loạn ngưỡng cao: Tình trạng này khiến cho khả năng quan sát các vật thể của trẻ trở nên kém hơn so với thông thường. 
  • Rối loạn ngưỡng thấp: Trẻ trở nên quá nhạy cảm đối với ánh sáng và dễ bị phân tâm bởi những vật dụng có nhiều màu sắc, chi tiết.

Để hỗ trợ con, cha mẹ có thể điều chỉnh môi trường xung quanh cho phù hợp với rối loạn của trẻ như: sử dụng ánh sáng dịu nhẹ hơn trong nhà, tránh ánh sáng mạnh và sử dụng màn cửa để điều chỉnh độ sáng, cho trẻ đeo kính râm khi đi ra ngoài,… 

Rối loạn cảm giác thính giác (nghe)

Rối loạn thính giác là tình trạng trẻ gặp cản trở khi tiếp nhận các thông tin từ môi trường thông qua tai. 

  • Rối loạn ngưỡng cao: Trẻ không cảm nhận hoặc nghe thấy các mức độ âm thanh bình thường. Ngoài ra, trẻ có thể có xu hướng tự tạo ra tiếng ồn bằng cách la hét, đập đồ,..
  • Rối loạn ngưỡng thấp: Tình trạng này khiến trẻ trở nên quá nhạy cảm đối với âm thanh và dễ dàng hoảng sợ khi phải nghe thấy quá nhiều tiếng ồn.

Để giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn thính giác, ba mẹ có thể có thể cho trẻ sử dụng những thiết bị giảm âm như tai nghe chống ồn, điều chỉnh âm thanh môi trường xung quanh trẻ bằng các vận dụng cách âm. Ngoài ra, phụ huynh có thể dạy trẻ các kỹ năng tự điều chỉnh để giảm căng thẳng của trẻ.

Rối loạn cảm giác xúc giác (sờ)

Trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác, xúc giác có thể phản ứng quá mức hoặc ít phản ứng khi tiếp xúc với các vật thể hoặc người khác. Các triệu chứng ở từng trẻ sẽ khác nhau với mỗi dạng rối loạn.

  • Rối loạn ngưỡng cao: Trẻ thích chạm vào mọi thứ xung quanh và có xu hướng tự làm đau bản thân để kích thích xúc giác.
  • Rối loạn ngưỡng thấp: Ngược lại, tình trạng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi chỉ có một vài tiếp xúc hoặc va chạm nhỏ.

Cha mẹ có thể sử dụng các vật liệu mềm mại, cho trẻ chơi những đồ chơi có kết cấu khác nhau hoặc áp dụng liệu pháp xúc giác cho trẻ tự kỷ để bé tiếp xúc từ từ và giảm bớt sự nhạy cảm của trẻ với các kích thích từ bên ngoài.

Rối loạn cảm giác khứu giác (ngửi)

Đây là tình trạng khiến cho trẻ trở nên ít nhạy cảm hoặc quá mức nhạy đối với mùi hương từ môi trường xung quanh.

  • Rối loạn ngưỡng cao: Trẻ không thể cảm nhận rõ mùi hương đặc trưng như mùi rác, mùi đồ ăn, mùi cơ thể,.. và có xu hướng ngửi các đồ vật xung quanh.
  • Rối loạn ngưỡng thấp: Trẻ nhạy cảm quá mức đối với các mùi hương xung quanh và ghét phải sử dụng đồ vật có mùi hương lạ.

Để giúp trẻ khắc phục rối loạn cảm giác khứu giác, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc sử dụng các đồ dùng có mùi hương nhẹ từ thiên nhiên hoặc sử dụng liệu pháp mùi hương để trẻ có thể dần làm quen với mùi từ môi trường xung quanh. 

Rối loạn cảm giác vị giác (nếm)

Trẻ tự kỷ bị rối loạn vị giác thường kén chọn ăn uống, từ chối thử những món ăn mới hoặc chỉ chấp nhận ăn những món có mùi vị quen thuộc. 

Rối loạn vị giác gây ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ
Rối loạn vị giác gây ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ
  • Rối loạn ngưỡng cao: Trẻ không thể nếm được cay, mặn, ngọt,…và có xu hướng liếm các đồ vật xung quanh để cảm nhận mùi vị
  • Rối loạn ngưỡng thấp: Trẻ cảm nhận mùi vị mạnh hơn so với thực tế và gặp khó khăn trong việc ăn các thực phẩm khác nhau

Để khắc phục, cha mẹ có thể xây dựng chế độ ăn phù hợp cho trẻ, bắt đầu từ những món ăn mà trẻ cảm thấy dễ chịu. Ba mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ dưỡng chất cần thiết mà không gây quá tải cho giác quan vị giác của trẻ.

Rối loạn cảm giác tiền đình (thăng bằng)

Trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác tiền đình thường gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, đi đứng không vững. Tình trạng này thường xuất hiện các triệu chứng ở ngưỡng thấp, khiến trẻ trở nên quá thụ động và từ chối tham gia vào các hoạt động thể chất.

Để giúp trẻ cải thiện cảm giác thăng bằng, ba mẹ có thể áp dụng các bài tập tăng cường tiền đình như đứng trên một chân, đi trên vạch thẳng, hoặc chơi các trò chơi đòi hỏi trẻ phải duy trì thăng bằng. Lúc bé thực hiện, ba mẹ nên dõi theo sát sao để cho bé cảm giác an toàn và giảm lo lắng.

Rối loạn cảm giác xúc động nội tạng (nhận thức cơ thể)

Trẻ bị rối loạn cảm giác xúc động nội tạng có thể không nhận biết được các dấu hiệu từ cơ thể như đói, khát, đau, hoặc cần đi vệ sinh. Điều này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bản thân và cần sự giám sát chặt chẽ từ ba mẹ hoặc người chăm sóc.

Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể xây dựng thời gian biểu để giúp trẻ hình thành thói quen và học cách nhận biết các tín hiệu cơ thể. Ngoài ra, phụ huynh có thể áp dụng những hình ảnh sinh động để giúp trẻ hiểu và dễ dàng diễn tả cảm giác của bản thân.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết dựa trên các nghiên cứu. Nguyên nhân có thể là sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố di truyền, sinh học và môi trường. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ có cách tiếp cận và can thiệp phù hợp để hỗ trợ con một cách hiệu quả hơn. 

Nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ bị rối loạn giác quan
Nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ bị rối loạn giác quan
  • Di truyền và các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến giác quan: Các gen liên quan đến sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra rối loạn giác quan. Bên cạnh đó, các yếu tố bất thường trong cấu trúc não, sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến cách não bộ xử lý thông tin cảm giác.
  • Sự phát triển không đồng đều của hệ thần kinh: Hệ thần kinh của trẻ tự kỷ phát triển không đồng đều so với trẻ bình thường. Các vùng não liên quan đến việc xử lý thông tin cảm giác có thể phát triển chậm hoặc quá nhanh, dẫn đến việc não bộ khó khăn trong việc tích hợp và xử lý các thông tin này một cách hiệu quả.
  • Môi trường sống và tác động từ bên ngoài: Môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và ảnh hưởng đến rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ. Những yếu tố từ môi trường như ánh sáng mạnh, tiếng ồn lớn, hoặc sự thay đổi bất ngờ trong thói quen có thể làm tăng mức độ nhạy cảm của trẻ với các kích thích giác quan.

Cách nhận diện trẻ mắc rối loạn giác quan

Nhận diện sớm trẻ mắc rối loạn giác quan là bước quan trọng giúp ba mẹ đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Mặc dù mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau, nhưng một số dấu hiệu chung có thể giúp cha mẹ nhận biết sớm tình trạng này.

Triệu chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ
Triệu chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ với rối loạn giác quan thường có những phản ứng bất thường với các kích thích từ môi trường. Chúng có thể quá nhạy cảm, ví dụ như bịt tai khi nghe tiếng ồn, tránh ánh sáng,… Ngược lại, trẻ cũng có thể không phản ứng với các âm thanh như tiếng gọi, ánh sáng, hoặc các vật thể di chuyển. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có những hành vi lặp đi lặp lại để tự kích thích hoặc giảm bớt cảm giác khó chịu. 

Để phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn giác quan, cha mẹ cần quan sát kỹ các hoạt động hàng ngày của trẻ. Ngoài những biểu hiện đã nêu ở trên, cha mẹ cũng cần chú ý đến những thay đổi về giấc ngủ, ăn uống, và tập trung của trẻ. Trẻ có thể khó ngủ, kén ăn, hoặc khó tập trung vào một hoạt động trong thời gian dài. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể có những thay đổi đột ngột về tâm trạng, dễ cáu gắt hoặc lo lắng.

Những hiểu lầm về rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Mặc dù ngày càng có nhiều người nhận thức được về rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ, nhưng vẫn còn nhiều hiểu lầm tồn tại. Cha mẹ nên hiểu rõ những điều sau để có thể có cái nhìn chính xác hơn về tình trạng này và hỗ trợ trẻ tốt hơn.

Những hiểu lầm thường thấy về rối loạn giác quan
Những hiểu lầm thường thấy về rối loạn giác quan
  • Rối loạn giác quan là vấn đề hành vi, không phải vấn đề cảm giác: Nhiều người thường nghĩ rằng trẻ tự kỷ cố tình hành động kỳ lạ để thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, thực tế, rối loạn giác quan là một rối loạn thần kinh, trong đó não bộ của trẻ xử lý thông tin cảm giác một cách khác thường. Các hành vi bất thường của trẻ chỉ là cách chúng thể hiện để đối phó với những cảm giác quá tải hoặc thiếu hụt.
  • Trẻ tự kỷ luôn bị rối loạn giác quan ở tất cả các giác quan: Không phải tất cả trẻ tự kỷ đều bị rối loạn giác quan ở tất cả các giác quan. Mỗi trẻ có những biểu hiện khác nhau, có thể chỉ nhạy cảm với một số giác quan nhất định như thị giác hoặc thính giác, hoặc có thể không có bất kỳ rối loạn giác quan nào. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của rối loạn giác quan cũng khác nhau ở mỗi trẻ.
  • Không có cách nào điều trị rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ : Hiện nay, không có biện pháp nào có thể điều trị chứng rối loạn giác quan một cách hoàn toàn. Thế nhưng, cha mẹ vẫn nên áp dụng các biện pháp điều trị để có thể giảm tác động của triệu chứng này tới đời sống của trẻ.

Các liệu pháp và phương pháp điều trị rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng với sự hỗ trợ của các liệu pháp và phương pháp điều trị phù hợp, phụ huynh có thể giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện hơn.

Biện pháp điều trị rối loạn giác quan
Biện pháp điều trị rối loạn giác quan 
  • Liệu pháp can thiệp giác quan (Sensory Integration Therapy): Liệu pháp can thiệp giác quan là một phương pháp điều trị được thiết kế để giúp trẻ tự kỷ học cách xử lý và tích hợp các thông tin cảm giác một cách hiệu quả hơn. Qua các hoạt động có chủ đích và có sự hỗ trợ của dụng cụ, trẻ sẽ được làm quen với các cảm giác khác nhau, dần điều chỉnh mức độ đáp ứng với các kích thích từ môi trường.
  • Sử dụng công nghệ và thiết bị hỗ trợ cảm giác: Sự tiến bộ của công nghệ đã mang đến nhiều giải pháp hỗ trợ cho trẻ tự kỷ bị rối loạn giác quan. Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách trang bị cho con các thiết bị như máy rung giảm căng thẳng, tai nghe giảm ồn, đèn chiếu sáng,… giúp trẻ điều chỉnh cảm giác và giảm bớt các kích thích quá mạnh.
  • Kết hợp với liệu pháp hành vi để quản lý cảm xúc và giác quan: Bằng cách kết hợp liệu pháp hành vi với liệu pháp can thiệp giác quan, trẻ sẽ hiểu rõ hơn về các cảm giác của mình và xây dựng các kỹ năng đối phó hiệu quả.
  • Dinh dưỡng và rối loạn giác quan & mối liên hệ cần lưu ý: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của não bộ và cơ thể. Một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng có thể giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ.

Kết Luận

Qua bài viết trên, KidsUP đã cung cấp cho các bậc phụ huynh đầy đủ chi tiết về chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với các bậc phụ huynh đang có con mắc phải triệu chứng này. Cha mẹ hãy theo dõi KidsUP thường xuyên để được cập nhật thêm nhiều những kiến thức bổ ích liên quan tới nuôi dạy trẻ phát triển toàn diện nhé!

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!