Rèn tư duy phản biện giúp bé hình thành chính kiến riêng của mình, đồng thời suy xét nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, và đưa ra cách giải quyết linh hoạt, chính xác nhất. Việc bắt đầu từ sớm là cần thiết và cực kỳ quan trọng với quá trình trưởng thành của trẻ.
1. KHUYẾN KHÍCH CON ĐẶT CÂU HỎI
Đầu tiên chính ba mẹ nên là những người đặt câu hỏi, câu đố để nuôi dưỡng sự tò mò trong con. Sau đó bắt đầu gợi mở và khuyến khích con tự đặt câu hỏi, tìm tòi về những điều gần gũi trong cuộc sống trước, từ đó mở rộng hơn khi con lớn lên.
2. KHÔNG TRẢ LỜI NGAY
Nếu được giải đáp quá nhanh và dễ dàng, con dễ hình thành thái độ ỷ lại, dễ thoả mãn mà không chịu động não, suy nghĩ nhiều hơn.
Hãy cho con thêm thời gian để tự tìm ra câu trả lời cho mình, và đừng quá quan trọng đúng sai. Mỗi vấn đề luôn có nhiều cách khác nhau để nhìn nhận.
>>> Tìm hiểu thêm: 3 Nguyên Tắc Vàng Khi Dạy Con
3. TÌM KIẾM TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những câu đố hay câu hỏi khó đòi hỏi con phải dùng nhiều công sức và tìm tòi nhiều hơn. Ba mẹ hãy hướng dẫn bé sử dụng mạng internet 1 cách hữu ích, và khuyến khích con đọc thêm sách về những chủ đề quan tâm. Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng và luôn cần thiết cho tương lai của con.
4. TẠO CẢM HỨNG
Những chuyến đi ngoài trời, hay thêm những thắc mắc suy tư, những kiến thức mới, và cảm xúc háo hức của ba mẹ ảnh hưởng rất nhiều tới con. Hãy luôn tạo ấn tượng tích cực và vui vẻ cho con trước những bí ẩn và những điều mới mẻ.
5. ĐỪNG TRÁCH MÓC & LA MẮNG
Khi con mắc lỗi sai ba mẹ hãy cố gắng đừng vội trách móc, phạt bé. Thay vào đó ba mẹ hãy hỏi lí do vì sao bé lại làm điều đó, cố gắng nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của con để đưa ra những lời khuyên bổ ích. Điều này giúp bé cảm thấy bản thân được lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu. Không những tốt cho tư duy phản biện của bé, mà còn giúp tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm thắt chặt.
>>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY