Rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ?
Nuôi dưỡng tư duy phản biện cho trẻ là một trong những trách nghiệm quan trọng của chúng ta, đồng thời điều này giúp chúng học cách trở nên tự lập hơn. Chúng được học cách hình thành chính kiến riêng của mình, tự đưa ra kết luận của chính mình mà ít bị ảnh hưởng một cách mù quáng từ môi trường xung quanh. Dưới đây là một số cách để bạn có thể bắt đầu hình thành kỹ năng tuyệt vời này cho trẻ.
CHƠI VỚI TRẺ
Trẻ liên tục học hỏi từ những hành động, vui chơi và lỗi lầm. Sự thật là việc chơi cùng con và duy trì điều này một cách nhiệt tình, thường xuyên là một trong những nền móng đầu tiên giúp phát triển tư duy phản biện cho trẻ.
Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể cho con thử sức với những trò chơi như cờ vua, cá ngựa, tú lơ khơ, UNO, … Điều quan trọng là bạn và con có những khoảng thời gian chất lượng cùng vui chơi bên nhau, tạo cơ hội cho cả hai cùng thảo luận về những vấn đề ngoài lề một cách sâu sắc và gần gũi hơn.
HƯỚNG DẪN TRẺ NHỮNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một trong những cách tốt nhất để rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ phải kể đến là dạy chúng cách tự giải quyết vấn đề. Ví dụ như bạn hãy yêu cầu con đưa ra nhanh 5 giải pháp đầu tiên để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
Thử thách con di chuyển một đồ vật nào đó tự nơi này sang nơi khác mà không dùng tay. Đầu tiên chúng có thể nghĩ điều này là không thể, nhưng với một chút gợi ý trong vài lần đầu tiên, chúng có thể nảy ra hàng ngàn ý tưởng để giải câu đố của bạn.
Qua thời gian trẻ sẽ nhận ra rằng luôn có nhiều cách và sự lựa chọn khác nhau mà chúng có thể làm để giải quyết vấn đề, và cũng có rất nhiều cách để nhìn nhận những câu đố hóc búa nữa!
KHUYẾN KHÍCH TRẺ ĐẶT CÂU HỎI
Đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng cơ bản của tư duy phản biện. Kể cả khi trẻ hỏi những câu mà bạn không biết, hãy cùng con tìm lời giải.
>>> Liên quan: 10 Bước Để Con Chủ Động Làm Bài Tập
Trẻ sẽ không chỉ học được cách “không giấu dốt”, nói lên những suy nghĩ, băn khoăn của mình, mà còn học được cách đánh giá sự thật, thông tin và ý kiến của người khác.
TẬP ĐƯA RA CHỌN LỰA
Một phần của việc rèn luyện tư duy phản biện là học cách đưa ra quyết định. Một cách để bạn hướng dẫn cho con là đặt câu hỏi và cung cấp cho chúng những sự lựa chọn.
Cho chúng quyền được từ chối khi không muốn, hay cách chúng muốn tiêu tiền của mình. Dù là trường hợp nào thì cũng cần trẻ phải độc lập và có trách nhiệm với quyết định của mình. Và điều quan trọng là chúng học được cách soi xét hậu quả trước khi lựa chọn điều gì đó.
Trẻ sẽ cần làm gì để quản lý cảm xúc của bản thân?
Khi trẻ lớn hơn bạn hãy dần nâng cao độ khó của những vấn đề này. Ví dụ như hỏi con cách để đối mặt với những kẻ bắt nạt, hãy áp lực từ những người bạn cùng trang lứa.
Hướng dẫn chúng đưa ra những quyết định lành mạnh không chỉ trong đời sống mà còn trên mạng xã hội. Dù là tình huống nào, thì trẻ cũng cần tỉnh táo để phán đoán tình hình.
Đây là một trong những kỹ năng tối quan trọng để con có thể làm chủ cuộc sống của mình.
RÈN LUYỆN CHO CON CÁCH NGHĨ “MỞ”
Đây có thể làm một trong những thử thách khó khăn nhất đối với những bậc làm cha mẹ. Và điều này cũng chưa bao giờ là dễ dàng đối với hầu hết người lớn chúng ta cả. Một trong những phẩm chất của một người có tư duy phản biện sắc bén là không để bản thân bị ảnh hưởng bởi những định kiến cá nhân khi đối mặt với một thông tin mới, nhưng cũng không để bản thân dễ dàng “nghe theo”.
Ngoài trở thành một người có chính kiến riêng, đôi khi trẻ cũng phải học cách gác những định kiến và đánh giá cá nhân của trước đây sang bên cạnh, và lắng nghe chân thật những gì đối phương chia sẻ.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
BA MẸ LÀ TẤM GƯƠNG
Đôi khi cách tốt nhất để giúp con học được bài học nào đó là cách chúng bắt chước những hành động của chúng ta. Sau cùng thì trẻ nhỏ luôn có phản xạ bắt chước mọi hành động của ba mẹ chúng. Bạn có thể cùng con tìm đọc hay khám phá những ý kiến có phần “sai”, gây tranh cãi, hay gợi mở con cùng bàn luận về những tình huống/sự việc trong cuộc sống thường ngày.
Hãy giúp con bật ra những ý tưởng thành ngôn từ. Giúp chúng học cách lắng nghe và phân loại những luồng ý kiến khác nhau trước. Dạy chúng cách quan sát bằng cách bạn quan sát, và cùng chúng thảo luận về những trải nghiệm.
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY
Theo Verywell Family