Rèn luyện kỹ năng nghe cũng cũng quan trọng như dạy trẻ kiến thức vậy. Có những cách rất đơn giản mà hiệu quả để ba mẹ có thể áp dụng thường xuyên để giúp con.
1. ĐỌC CHO CON NGHE
Đây là một trong những cách đơn giản những cũng hiệu quả nhát để rèn luyện và cải thiện khả năng nghe hiểu cho trẻ. Ba mẹ hãy cố gắng đa dạng nội dung sách, giọng đọc trầm bổng, nhấn mạnh vào những từ khoá để thu hút sự chú ý và cảm hứng cho trẻ.
Ngoài những câu truyện cổ tích, ba mẹ hãy cố gắng bổ sung những kiến thức xã hội, gần gũi, phù hơp với lứa tuổi của trẻ.
2. TẠO MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP
Thường xuyên nói chuyện từ phòng này sang phòng khác, hay vị trí chiều cao chênh lệch quá lớn sẽ không đem lại những hiệu quả giao tiếp mong đợi.
Ba mẹ hãy cố gắng ngồi thấp hoặc để trẻ được nói chuyện và giao tiếp trong tầm mắt của mình, để cả 2 có thể tập trung duy trì giao tiếp bằng mắt.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ Từ 4>7 Tuổi
3. DUY TRÌ NHỮNG BỮA CƠM GIA ĐÌNH
Không phải ngày nào cũng cần ăn cơm với nhau, nhưng ba mẹ hãy cố gắng tận dụng chúng nhiều nhất có thể để trò chuyện với con. Đây là khoảng thời gian mà tất cả thành viên đều có thể thoải mái và cởi mở để chia sẻ về những câu chuyện trong ngày của mình.
Để rèn luyện cho con thì trước nhất ba mẹ hãy chia sẻ về bản thân mình trước, và gợi mở con điều tương tự.
4. NÓI CHUYỆN RÕ RÀNG
Ba mẹ nên tránh những cách nói rườm rà, dài dòng, vì con còn nhỏ khó có thể tập trung lắng nghe và tiếp thu từ đầu tới cuối. Thay vì thế chúng ta những dùng những câu đơn giản, ngắn gọn như: “Ở ngoài trời rất lạnh, con mặc áo vào đi”, “Đồ ăn nóng con ăn chậm thôi”, …
>>> Liên quan: Làm Bạn Với Con Có Khiến Trẻ Bị “Nhờn”?
Trong nhiều trường hợp, ba mẹ hãy hạn chế đặt câu hỏi hay đưa ra sự lựa chọn cho bé, thay vào đó hãy đặt những câu mệnh lệnh ngắn gọn như “Con sẽ ngồi ở ghế này cạnh mẹ”, “Con không được ăn kem trước bữa tối đâu”, …
5. LUÔN TRÂN THÀNH
Ba mẹ tuyệt đối không được hứa suông cho qua, cũng không nên thoả hiệp những điều không thể với trẻ. Đây là nền tảng tin tưởng cơ bản trong mối quan hệ gia đình, tạo cảm giác an toàn cho con.
6. KẾT HỢP VỚI HÀNH ĐỘNG
Nếu bạn muốn trẻ dứt một hoạt động nào đó và đi ngủ thì đừng chỉ ra lệnh không cho trẻ, hãy kết hợp chúng với những hành động cụ thể như là tắt đèn, đặt tay lên vai để thu hút sự chú ý, hay nhìn thẳng vào mắt con và dẫn con, dừng hoạt động hiện tại lại và dắt con vào phòng ngủ.
7. THU HÚT SỰ CHÚ Ý
Khi còn nhỏ thì khái niệm về thời gian hay nguy hiểm với trẻ còn rất cơ bản và mơ hồ, vì vậy để chắc chắn trẻ nhận thức toàn diện về tình huống, ba mẹ hãy lấy ví dụ cụ thể, ngồi xuống hoặc bế trẻ ngang với tầm mắt của mình. Sự chú ý là rất quan trọng, và bạn cần phải thực sự kiên nhẫn.
>>> Liên quan: Lợi Ích Khi Kỷ Luật Trẻ Đúng Cách
8. ĐƯA RA NHỮNG HƯỚNG DẪN THỰC TẾ & CỤ THỂ
Chúng ta thường nghĩ rằng trẻ có thể hiểu hết những yêu cầu tưởng như đơn giản của mình, nhưng thật ra con cần được hướng dẫn cụ thể và thực tế hơn thế. Ví dụ như thay vì bảo con rằng: “Con hãy dọn gọn đồ vào đi”, hãy nói “Con cất hết gấu bông vào rọ, còn đống đồ chơi còn lại thì cho vào thùng nhé”.
9. KHUYẾN KHÍCH CON
Mỗi khi còn hoàn thành một việc gì đó, hãy trao cho con một cái ôm ấm áp hoặc vài câu khích lệ dễ thương để con cảm thấy được chú ý và ủng hộ.
Nếu như con chưa thể làm đúng trong vài lần đầu thì ba mẹ cũng đừng tạo áp lực bằng việc la mắng hay nạt nộ con. Thay vào đó hãy dành thời gian lắng nghe lí do, đưa ra những góp ý cụ thể và cổ vũ con hoàn thiện hơn vào lần tới.
10. LÀM GƯƠNG CHO TRẺ
Trẻ con thích bắt chước, vậy nên để con học hỏi được tốt cũng như hiệu quả nhất, ba mẹ trước hết hãy trở thành những tấm gương tương tự để trẻ noi theo.
Chúc ba mẹ thành công!
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY
Theo POH