Khám phá phương pháp TBR trong việc dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ

phương pháp tpr

Việc ghi nhớ từ vựng đôi khi là thử thách lớn đối với các em nhỏ. Trước thách thức này, phương pháp TPR (Total Physical Response) đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả. Trẻ không chỉ nhớ lâu hơn mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp một cách linh hoạt. Trong bài viết sau đây, KidsUP sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp giảng dạy này nhé!

Tìm hiểu về phương pháp TPR

Dưới đây là nội dung định nghĩa của phương pháp TPR và nguyên lý hoạt động của phương pháp này trong việc dạy trẻ học tiếng Anh. 

Định nghĩa TPR (Total Physical Response)

TPR viết tắt của Total Physical Response (Phản xạ cơ thể toàn phần), là một phương pháp giảng dạy ngôn ngữ được phát triển bởi nhà ngôn ngữ học James J. Asher vào những năm 1960. Đây là phương pháp học được nhiều phụ huynh lựa chọn để giảng dạy cho bé.

Trong phương pháp này, ba mẹ sẽ đưa ra các câu lệnh và bé sẽ thực hiện các hành động tương ứng. Điều này giống như cách trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ: Trẻ nghe người lớn nói và thực hiện các hành động mà không cần phải trả lời ngay lập tức. Việc kết hợp giữa lắng nghe và thực hiện hành động giúp tạo ra mối liên kết giữa từ ngữ và ý nghĩa, giúp việc học ngôn ngữ trở nên dễ nhớ và thú vị hơn.

Định nghĩa về phương pháp dạy tiếng Anh TPR
Định nghĩa về phương pháp dạy tiếng Anh TPR

Nguyên lý hoạt động của TPR trong dạy ngôn ngữ

Nguyên lý hoạt động của TPR chính là liên kết giữa lời nói và hành động cụ thể. Ví dụ như khi ba mẹ nói “Jump”, bé sẽ nhảy lên để thực hiện động tác. Điều này không chỉ giúp bé tăng cường ghi nhớ mà làm cho quá trình học trở nên thú vị hơn.

Nguyên lý cốt lõi của TPR là khuyến khích học viên lắng nghe và hiểu trước khi cố gắng phát âm. Bé sẽ cố gắng tiếp thu ngôn ngữ thông qua việc quan sát và thực hiện các hành động mà không bị áp lực phải nói ngay lập tức. Điều này giúp giảm bớt sự lo lắng và tạo môi trường học tập thoải mái, từ đó nâng cao hiệu quả tiếp thu ngôn ngữ.

Các bước triển khai phương pháp TPR khi dạy từ vựng tiếng Anh

Ba mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn phương pháp học tiếng anh TPR cho bé tại nhà một cách hiệu quả. Sau đây chính là các bước triển khai phương pháp dạy từ vựng cho bé mà bạn nên tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu và không gian học tập

Ba mẹ nên chuẩn bị tài liệu trước khi bắt đầu dạy bé. Bạn có thể sử dụng thẻ từ vựng có hình ảnh để minh họa từ, giúp bé dễ dàng liên kết từ với hình ảnh cụ thể. 

Ba mẹ cần chuẩn bị tài liệu và không gian học tập đủ rộng
Ba mẹ cần chuẩn bị tài liệu và không gian học tập đủ rộng

Bạn nên chọn các từ vựng có liên quan đến hành động hoặc các từ dễ minh họa qua cử chỉ và động tác. Ví dụ: các động từ như “jump” (nhảy), “run” (chạy), “sit” (ngồi), “stand” (đứng), “touch” (chạm),…

Ba mẹ nên chọn không gian đủ rộng để bé có thể thoải mái vận động và thực hiện các hành động theo yêu cầu. Trẻ cần có đủ chỗ để di chuyển, do đó, bàn ghế có thể được sắp xếp gọn gàng hoặc đẩy sang một bên để tạo không gian mở cho các hoạt động.

Bước 2: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và hành động cụ thể để minh họa từ vựng

Để giúp bé hiểu nghĩa của từ vựng, bạn cần vừa nói từ vừa thực hiện hành động tương ứng. Ví dụ, khi nói “jump,” giáo viên thực hiện động tác nhảy lên để minh họa từ “jump.”

Khi giới thiệu từ mới, bạn cần kết hợp cả lời nói và hành động để bé dễ hình dung nghĩa của từ vựng. Ví dụ: khi nói từ “run” (chạy), bạn nên chạy tại chỗ vừa nói từ này để bé dễ hiểu.

Ba mẹ nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể và hành động khi dạy bé học
Ba mẹ nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể và hành động khi dạy bé học

Bước 3: Lặp lại và củng cố từ vựng qua các hoạt động vui nhộn

Bạn nên lặp lại từ vựng nhiều lần qua các hoạt động khác nhau để củng cố trí nhớ cho bé. Sau khi bạn minh họa, hãy khuyến khích bé cùng tham gia vào các hoạt động tương tác. 

Ví dụ: “Stand up” (đứng dậy), “Sit down” (ngồi xuống) và để bé thực hiện theo lệnh. Điều này tạo sự tương tác tích cực và khuyến khích bé tham gia vào bài học.

Một số hoạt động TPR hiệu quả để dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ

Hoạt động “Simon Says”

Ba mẹ sẽ đóng vai trò “Simon” và ra lệnh bằng các câu bắt đầu với “Simon says”. Ví dụ: “Simon says, jump!”.

Trẻ em chỉ nên thực hiện lệnh nếu câu lệnh bắt đầu bằng “Simon says.” Nếu bạn chỉ nói “jump” mà không có “Simon says,” trẻ không được làm theo. Trò chơi này giúp trẻ tập trung cao độ, nhận biết từ vựng và phản xạ nhanh với các lệnh.

Simon Says là trò chơi giúp bé học hiệu quả
Simon Says là trò chơi giúp bé học hiệu quả

Trò chơi đóng vai (Role Play)

Ba mẹ sẽ giao cho các bé vai diễn khác nhau trong các tình huống quen thuộc như tại cửa hàng, trường học, hoặc gia đình. Trẻ sẽ thực hành sử dụng từ vựng liên quan đến hành động hoặc vật dụng trong vai trò của mình.

Ví dụ: Trẻ đóng vai người bán hàng và người mua hàng sẽ dùng các từ vựng liên quan đến mua bán như “buy,” “sell,” “money,” “apple,” “thank you”.

Sử dụng hình ảnh và thẻ flashcards

Ba mẹ chuẩn bị các thẻ (flashcards) với hình ảnh minh họa tương ứng với từ vựng. Mỗi khi giơ một thẻ, bạn sẽ đọc từ vựng và thực hiện hành động tương ứng để minh họa.

Sau đó, bạn yêu cầu trẻ bắt chước hành động và nói lại từ vựng. Bạn có thể xáo trộn thẻ để trẻ nhớ từ theo nhiều cách khác nhau.

Các bài hát và vũ điệu gắn với từ vựng 

Ba mẹ nên chọn các bài hát liên quan đến từ vựng và hướng dẫn trẻ vừa hát vừa thực hiện các động tác theo từ vựng trong bài hát. Các bài hát như “If You’re Happy and You Know It” hoặc “Head, Shoulders, Knees, and Toes” là những bài hát kết hợp vận động và từ vựng.

Ba mẹ có thể cho bé học từ vựng qua bài hát
Ba mẹ có thể cho bé học từ vựng qua bài hát

Trẻ có thể hát theo và thực hiện các động tác như vỗ tay, nhảy, hoặc chỉ vào các bộ phận trên cơ thể theo bài hát. Âm nhạc giúp kích thích trí nhớ, làm tăng sự hứng thú của trẻ, khiến việc học hiệu quả hơn.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp TPR cho trẻ

Điều chỉnh phương pháp theo độ tuổi và tính cách của trẻ

Tùy theo độ tuổi và tính cách của trẻ mà ba mẹ cần phải có sự điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp. Sẽ có hai giai đoạn quan trọng mà ba mẹ cần quan tâm như:

  • Trẻ nhỏ (2-5 tuổi): Ở độ tuổi này, trẻ thích vận động và tiếp thu tốt thông qua các hoạt động vui nhộn. Nên sử dụng các hoạt động đơn giản, dễ hiểu, kết hợp với hành động lớn và rõ ràng để trẻ dễ dàng bắt chước.
  • Trẻ lớn hơn (6-10 tuổi): Đối với trẻ lớn hơn, phương pháp TPR có thể được nâng cấp với các câu lệnh phức tạp hơn và ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ, ba mẹ nên kết hợp các trò chơi nhập vai, yêu cầu trẻ phải sử dụng từ vựng trong các tình huống giả định như mua sắm, lớp học.
Điều chỉnh phương pháp TPR theo độ tuổi
Điều chỉnh phương pháp TPR theo độ tuổi

Những trẻ năng động và tự tin sẽ thích thú với các hoạt động TPR, vì chúng giúp trẻ được vận động và thể hiện bản thân. Đối với những trẻ ít năng động, ba mẹ nên bắt đầu với những hoạt động nhẹ nhàng. Bạn nên cho phép trẻ quan sát trước, sau đó từ từ khuyến khích các bé tham gia để không gây áp lực.

– Đảm bảo sự kiên nhẫn và khuyến khích trẻ

Khi học một ngôn ngữ mới, mỗi đứa bé sẽ có khả năng tiếp thu khác nhau. Do đó việc kiên nhẫn và tôn trọng tốc độ phát triển của trẻ rất quan trọng. Ba mẹ không nên ép buộc bé phải ghi nhớ ngay lập tức mà hãy để trẻ có thời gian để lắng nghe và học tập.

Nếu như bé thực hiện đúng theo yêu cầu thì ba mẹ nên dành lời khen hoặc có các phần thưởng nho nhỏ cho bé. Điều này sẽ giúp cho trẻ cảm nhận được sự cố gắng của bé có ích và không bị áp lực.

Ba mẹ cần động viên và khuyến khích bé học tiếng Anh
Ba mẹ cần động viên và khuyến khích bé học tiếng Anh

– Kết hợp TPR với các phương pháp học khác để tăng hiệu quả

Ba mẹ có thể kết hợp việc học tập TPR cùng với nhiều phương pháp khác như dùng thẻ flashcards, học qua trò chơi, âm nhạc,… Điều này sẽ giúp cho em bé cảm thấy không bị nhàm chán khi học tập.

Các trò chơi như ghép từ, bingo từ vựng, hoặc tìm từ (word search) là những phương pháp kết hợp tốt để ôn tập từ vựng một cách vui nhộn. Điều này giúp trẻ củng cố kiến thức hiệu quả hơn. 

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ với bạn những thông tin chi tiết nhất về phương pháp TPR trong việc giảng dạy tiếng cho bé. Vì mỗi bé sẽ có tốc độ tiếp thu khác nhau cho nên ba mẹ cần phải kiên nhẫn trong quá trình giáo dục trẻ. KidsUP chúc bạn áp dụng phương pháp này thành công và giúp bé có nền tảng tiếng Anh vững chắc nhé!

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!