5+ phương pháp dạy trẻ kém tập trung được nhiều ba mẹ áp dụng

phương pháp dạy trẻ kém tập trung

Kém tập trung là một trong những tình trạng khá phổ biến ở trẻ, ảnh hưởng đến việc học tập của bé. Chính vì điều này nên rất nhiều phụ huynh đang cố gắng tìm kiếm những giải pháp để hỗ trợ bé. Trong bài viết sau đây, KidsUP sẽ bật mí với ba mẹ những phương pháp dạy trẻ kém tập trung cải thiện tình trạng hiệu quả nhất.

Ba mẹ cần hiểu đúng về tình trạng kém tập trung ở trẻ

Trước khi tìm hiểu về những phương pháp dạy trẻ kém tập trung thì ba mẹ cần hiểu đúng về tình trạng này ở bé. Đây là một trong những vấn đề khá phổ biến nên ba mẹ cần phải can thiệp càng sớm càng tốt.

Kém tập trung là gì?

Kém tập trung là trạng thái khi bé gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý hoặc tập trung vào một nhiệm vụ hoặc hoạt động cụ thể trong một khoảng thời gian dài. Bé thường bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh hoặc bên trong tâm trí dẫn tới mất tập trung.

Có thể thấy rằng ở giai đoạn 3 tuổi trở lên thì việc bé hay tò mò mọi thứ nhưng cũng rất nhanh chán. Tuy nhiên nếu như tình trạng kém tập trung kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập của bé sau này.

Kém tập trung ở bé là gì
Kém tập trung ở bé là gì

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần phải biết phân biệt giữa kém tập trung và hiếu động thái quá ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder). ADHD là sự rối loạn tâm thần thường gặp ở trẻ em và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Cách phân biệt:

  • Mức độ: Kém tập trung có thể là một vấn đề tạm thời hoặc do môi trường xung quanh, trong khi ADHD là tâm lý rối loạn kéo dài và cần sự can thiệp chuyên sâu.
  • Triệu chứng kèm theo: ADHD thường đi kèm với các triệu chứng khác như tăng động và bốc đồng, trong khi kém tập trung không nhất thiết phải có các triệu chứng này.
  • Nguyên nhân: Kém tập trung có thể do căng thẳng, thiếu ngủ, hoặc các vấn đề môi trường khác. ADHD thường có yếu tố di truyền và liên quan đến sự phát triển của não bộ.

Biểu hiện nhận biết trẻ kém tập trung

Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bé kém tập trung:

  • Trẻ dễ dàng bị phân tâm bởi những yếu tố xung quanh như tiếng động, ánh sáng,…
  • Trẻ thường bỏ dở các nhiệm vụ trước khi hoàn thành.
  • Trẻ thường xuyên quên các công việc cần làm.
  • Bé không chú ý khi giáo viên giảng bài, thường nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc chú ý vào những thứ khác không liên quan.
  • Bé gặp khó khăn khi cần kiên nhẫn chờ đến lượt mình hoặc khi phải đợi lâu.
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ kém tập trung
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ kém tập trung

4 nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung

Trẻ mất tập trung có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố môi trường, sinh lý và tâm lý. Hiểu rõ các nguyên nhân này giúp phụ huynh và giáo viên tìm ra các phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả.

Nguyên nhân phổ biến:

  • Môi trường: Môi trường học tập ồn ào, nhiều tiếng động hoặc sự nhiễu loạn từ xung quanh làm trẻ khó tập trung.
  • Sinh lý: Trẻ không ngủ đủ giấc hoặc có chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến mệt mỏi và khó tập trung. 
  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng cũng làm cho bé mất tập trung.
  • Tâm lý: Trẻ không có động lực học tập hoặc không thấy được ý nghĩa của việc học sẽ làm cho bé khó tập trung.

5+ phương pháp vàng giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung

Nhiều phụ huynh thắc mắc về những cách rèn luyện trẻ khả năng tập trung cho trẻ hiệu quả. Nếu bạn vẫn chưa tìm ra cách dạy trẻ tập trung phù hợp, hãy tham khảo các phương pháp được nhiều ba mẹ áp dụng và thành công dưới đây.

Tạo không gian học tập yên tĩnh

Việc tạo môi trường học tập lý tưởng là yếu tố quan trọng giúp trẻ dễ tập trung hơn trong quá trình học tập. Không gian yên tĩnh giúp trẻ tập trung tốt hơn vào nhiệm vụ đang thực hiện.

Tạo môi trường học tập lý tưởng tại nhà cho bé.
Tạo môi trường học tập lý tưởng tại nhà cho bé.

Các yếu tố bên ngoài, dễ gây xao nhãng như tiếng ồn, thiết bị điện tử,… đều có thể làm giảm khả năng tập trung của trẻ. Do đó, bạn hãy đặt góc học tập của bé ở một nơi hạn chế tối đa sự ảnh hưởng từ các thiết bị xung quanh để bé tập trung tốt nhất.

Mời Ba Mẹ Tham Khảo: Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần dễ tiếp thu và nhanh chóng biết đọc

Chia nhỏ công việc và đặt mục tiêu cụ thể

Một phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả chính là hãy chia nhỏ nhiệm vụ cụ thể. Việc phân chia công việc thành những nhiệm vụ nhỏ sẽ giúp cho bé cảm thấy dễ dàng đạt được mục tiêu, không tạo tâm lý chán nản.

Việc đặt mục tiêu cụ thể là cách giúp trẻ tập trung khi học và bé biết rõ mình cần làm gì để đạt được mục tiêu phía trước . Điều này giúp bé giảm bớt sự mơ hồ và lạc hướng trong quá trình thực hiện.

Chia nhỏ nhiệm vụ để giảm áp lực cho bé
Chia nhỏ nhiệm vụ để giảm áp lực cho bé

Ba mẹ có thể sử dụng phương pháp Pomodoro để giúp trẻ duy trì sự tập trung cao độ trong khoảng thời gian ngắn. Trẻ làm việc trong các phiên Pomodoro (thường là 25 phút) và nghỉ ngắn (5 phút), giúp tối đa hóa sự tập trung và tránh mệt mỏi.

Ứng dụng này giúp ba mẹ quản lý thời gian theo kế hoạch, dễ dàng đánh giá mức độ hoàn thành của các nhiệm vụ. Trẻ có thể nhận thông báo khi đến thời gian thực hiện nhiệm vụ, giúp duy trì sự tập trung.

Luyện tập thông qua trò chơi

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ yêu thích hoạt động vui chơi giải trí nên bạn có thể tận dụng điều này để giúp trẻ tập trung lâu hơn. Trò chơi cần bé phải duy trì sự chú ý trong thời gian dài để hoàn thành nhiệm vụ, giúp cải thiện khả năng tập trung.

Luyện tập thông qua trò chơi
Luyện tập thông qua trò chơi

Dưới đây là một số loại trò chơi có thể giúp trẻ cải thiện sự tập trung, đồng thời phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề:

  • Trò chơi trí tuệ: Bạn có thể cho bé tham gia bộ môn cờ vua, sudoku,… Điều này giúp bé phát triển tư duy chiến lược, khả năng lên kế hoạch và tập trung.
  • Trò giải đố: Trò chơi khuyến khích trẻ sáng tạo, tập trung giải quyết vấn đề các câu đố. 
  • Trò xếp hình: Ba mẹ có thể cho bé chơi các bộ môn xếp hình như Lego, Puzzle,… Điều này giúp bé tập trung thời gian để sắp xếp hình sao cho hoàn chỉnh.

Chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ khoa học

Để giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung và phát triển trí tuệ, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và giấc ngủ đầy đủ là rất quan trọng. Đây chính là nền tảng để não bộ trẻ phát triển hoàn thiện đồng thời tăng cường khả năng tập trung giải quyết vấn đề của bé khi học tập hoặc làm việc.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cải thiện sự tập trung
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cải thiện sự tập trung

Bạn có thể cho bé sử dụng các loại thực phẩm tăng cường trí não như: 

  • Cá hồi: Giàu omega-3 (DHA và EPA), giúp cải thiện chức năng não bộ và tăng cường khả năng tập trung.
  • Các loại hạt và quả: Chứa nhiều vitamin E, omega-3 và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ não bộ và cải thiện khả năng tập trung.
  • Ngũ cốc: Giàu chất xơ và glucose, cung cấp năng lượng ổn định cho não bộ.
  • Sữa: Chứa protein và vitamin B, giúp duy trì năng lượng và chức năng não bộ.

Bên cạnh đó bé cần ngủ 9 đến 10 giờ mỗi ngày trong giai đoạn phát triển. Ba mẹ cần hạn chế trẻ sử dụng điện thoại, máy tính bảng,…ít nhất là 1 tiếng trước giờ ngủ. Điều này sẽ giúp cho bé ngủ được sâu giấc hơn.

Hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại

Điện thoại di động chứa nhiều ứng dụng và thông báo dễ gây phân tâm, làm trẻ mất tập trung vào nhiệm vụ hiện tại. Các thông báo từ mạng xã hội, trò chơi, và tin nhắn có thể làm gián đoạn quá trình học tập hoặc sinh hoạt của trẻ.

Khi không bị phân tâm bởi điện thoại, bé có thể phát triển thói quen tập trung vào các hoạt động cụ thể. Điều này giúp trẻ học cách duy trì sự chú ý trong thời gian dài mà không bị gián đoạn bởi các yếu tố bên ngoài.

Ba mẹ nên kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của trẻ
Ba mẹ nên kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của trẻ

Việc kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại giúp trẻ học cách quản lý thời gian hiệu quả hơn. Trẻ sẽ biết cách ưu tiên các hoạt động học tập, thể thao,… thay vì dành quá nhiều thời gian vào việc lướt điện thoại.

Khuyến khích vận động thể chất

Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất là phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả. Khi trẻ vận động, cơ thể sản sinh nhiều máu và oxy hơn, từ đó não bộ nhận được nhiều dưỡng chất cần thiết để hoạt động hiệu quả. Điều này giúp cải thiện chức năng nhận thức và khả năng tập trung.

Thể dục thể thao là một phương pháp giảm căng thẳng, giúp trẻ thư giãn tinh thần và cải thiện khả năng tập trung. Khi căng thẳng và lo âu được giảm bớt, trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc tập trung vào các nhiệm vụ học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Khuyến khích vận động thể chất ở bé
Khuyến khích vận động thể chất ở bé

Kết luận

Bài viết trên đã chia sẻ với ba mẹ những phương pháp dạy trẻ kém tập trung hữu hiệu nhất hiện nay. KidsUP chúc ba mẹ áp dụng thành công trong quá trình cái thiện sự tập trung ở bé.

Mời Ba Mẹ Tham Khảo: Hướng dẫn bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 cho trẻ mới bắt đầu

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!