Trong thời đại giáo dục hiện đại, việc phát triển tư duy logic và khả năng tự học cho trẻ là vô cùng quan trọng. Phương pháp 5W1H – với sáu câu hỏi nền tảng “Who, What, When, Where, Why, và How” – không chỉ là công cụ phân tích mạnh mẽ trong công việc mà còn được ứng dụng hiệu quả trong học tập. Vậy 5W1H cụ thể là gì? Phương pháp này có thể giúp trẻ hiểu sâu bài học, tăng khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề ra sao? Hãy cùng KidsUP khám phá những lợi ích vượt trội mà phương pháp này mang lại trong hành trình học tập của trẻ!
Phương pháp 5W1H là gì?
Phương pháp 5W1H là một kỹ thuật được sử dụng để thu thập thông tin, phân tích, giải quyết vấn đề thông qua việc đặt câu hỏi. Trong đó bao gồm: Who (Ai), What (Cái gì), When (Khi nào), Where (Ở đâu), Why (Tại sao) và How (Làm thế nào). Phương pháp này được xem như một công cụ vô cùng hữu ích và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, nghiên cứu, quản lý, báo chí,…
Phương pháp 5W1H được cho là của Nhà hùng biện Hy Lạp cổ đại Hermagoras xứ Temnos. Nhưng phải đến năm 1902, trong bài thơ “Just So Stories” của Rudyard Kipling, 5W1H mới được biết đến rộng rãi. Trong bài thơ này, Rudyard Kipling đã sử dụng cấu trúc kể chuyện lặp đi lặp lại bằng cách trả lời các câu hỏi. Vì thế, 5W1H còn được gọi là phương pháp Kipling để vinh danh tác giả, nhà thơ người Anh này.
Các bước áp dụng phương pháp 5W1H trong học tập
Trước một vấn đề, sự kiện các câu hỏi sẽ lần lượt được đưa ra để xác định nội dung, thông tin liên quan. Trình tự lần lượt sẽ bắt đầu từ What, Why, When, Where, Who rồi cuối cùng đến How.
Xác định “What” (Cái gì)
Đầu tiên là “What” với các câu hỏi như “Bài học này nói về điều gì?”, “Sự kiện gì đang diễn ra trong bài học”. Thông qua những câu hỏi đó giúp xác định chủ đề, mục đích mà bài học đang hướng tới. Câu hỏi cũng giúp làm rõ thông tin cơ bản, cốt lõi của bài học giúp trẻ hiểu và nắm rõ được các nội dung.
Ví dụ: Trong một bài về hình học, thông qua câu hỏi “Bài học này nói về điều gì”, trẻ có thể xác định bài bài nói về hình thang và những vấn đề liên quan tới hình học này.
Xác định “Why” (Tại sao)
Câu hỏi “Why” – Tại sao? giúp xác định tại sao vấn đề đó quan trọng, lý do gì khiến sự kiện xảy ra, nguyên nhân dẫn tới sự việc đó. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được hiểu rõ hơn về vấn đề cũng như chắt lọc được ý chính, quan trọng cần nắm.
Ví dụ: Câu hỏi “Tại sao cuộc Cách mạng tháng 8 lại nổ ra?” Khi trả lời câu hỏi này, trẻ sẽ biết được hoàn cảnh lịch sử lúc đó, các vấn đề về chính trị, kinh tế ra sao.
Xác định “When” (Khi nào)
Câu hỏi “When” (Khi nào) sẽ giúp xác định thời gian, dấu mốc mà sự kiện, vấn đề đó xảy ra. Bên cạnh đó, nó cũng trẻ nhận biết thời điểm, thời gian liên quan đến chủ đề được nhắc tới.
Ví dụ: Với câu hỏi “Nên đánh răng khi nào?” trẻ sẽ biết cần đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Hay với bài học lịch sử, câu hỏi “Cách mạng tháng 8 diễn ra khi nào?” trẻ sẽ biết sự kiện đó diễn ra vào tháng 8 năm 1945.
Xác định “Where” (Ở đâu)
Câu hỏi “Where” (Ở đâu) sẽ giúp trẻ nhận diện địa điểm, bối cảnh liên quan đến chủ đề đang được nhắc tới. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ hiểu được sự việc, nội dung, vấn đề này thuộc lĩnh vực nào, diễn ra ở đâu.
Ví dụ: Câu hỏi “Cách mạng tháng Tám diễn ra ở đâu?” sẽ giúp trẻ xác định được sự kiện diễn ra trên cả nước nhưng bắt đầu từ Nhà hát lớn ở Hà Nội.
Xác định “Who” (Ai)
Câu hỏi “Who” (Ai) giúp trẻ biết, xác định được người đã tham gia vào sự kiện hay nhân vật chính, người bị ảnh hưởng. Ngoài ra, câu hỏi này cũng giúp xác định người liên quan đến vấn đề, đối tượng đang hướng tới.
Ví dụ: “Ai là người khởi xướng cuộc cách mạng tháng Tám?”, khi trả lời câu hỏi này, trẻ sẽ biết Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đưa ra chỉ thị về cuộc tổng khởi nghĩa sau đó các các bộ, đồng chí, người dân trên cả nước hưởng ứng tham gia.
Xác định “How” (Như thế nào)
Câu hỏi “How” (Như thế nào) sẽ hướng dẫn thực hiện hoặc đưa ra phương án giải quyết cho vấn đề. Thông qua câu hỏi này, trẻ cũng biết được cách thức thực hiện như thế nào sau khi đã xác định được “What, Why, When, Where, Who”.
Ví dụ: “Quá trình quang hợp của thực vật diễn ra như thế nào” khi đó, trẻ sẽ biết quá trình này cây sẽ thu nhận, chuyển hóa năng lượng từ ánh sáng mặt trời để tạo chất hữu cơ, năng lượng phục vụ cho sự phát triển.
Lợi ích của phương pháp 5W1H đối với sự phát triển tư duy của trẻ
Phương pháp 5W1H được đánh giá cao, mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển tư duy, học tập của trẻ như:
- Phát triển kỹ năng đặt câu hỏi: Thông qua phương pháp, trẻ biết cách tạo và sắp xếp các câu hỏi một cách cụ thể.
- Nâng cao khả năng tự học và tự tìm hiểu: Nhờ 5W1H, trẻ có thể nhìn nhận một vấn đề ở nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau. Hơn hết, thông qua các câu hỏi, trẻ không còn tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà sẽ tìm tòi sâu hơn để hiểu bản chất thực sự của vấn đề.
- Tăng cường khả năng giao tiếp và trình bày ý tưởng: Cách đặt vấn đề của trẻ sẽ sát với sự việc hơn, giúp cho việc trình bày ý tưởng được cụ thể và dễ hiểu cho người tiếp nhận thông tin.
Phương pháp 5W1H và ứng dụng thực tế trong giáo dục trẻ
Phương pháp 5W1H hiện được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong giáo dục. Ở mỗi lĩnh vực, kỹ thuật này lại mang tới những lợi ích khác nhau cho người học.
Ứng dụng 5W1H trong việc học ngôn ngữ
- Phát triển kỹ năng giao tiếp, trao đổi: Thông qua 5W1H trẻ có thể gợi mở nhiều vấn đề, nội dung để trò chuyện với nhau. Các câu hỏi cũng tạo điều kiện để trẻ trình bày vấn đề quan điểm của mình, giúp các cuộc nói chuyện trở nên thú vị.
- Cải thiện kỹ năng nghe, đọc hiểu: Trước một vấn đề, khi đặt ra các câu hỏi 5W1H trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt những nội dung chính, cốt lõi.
- Phát triển kỹ năng tư duy, viết mạch lạc, có cấu trúc: Thông qua việc trả lời các câu hỏi, trẻ có thể tóm tắt được nội dung bài học, vấn đề mình muốn truyền tải.
Ứng dụng 5W1H trong các môn khoa học tự nhiên
Với các môn khoa học tự nhiên, phương pháp 5W1H giúp trẻ dễ dàng tìm hiểu về thế giới xung quanh hơn so với việc học lý thuyết thông thường. Những môn thể hiện rõ nhất lợi ích của kỹ thuật 5W1H phải kể đến vật lý, hóa học và sinh học. 5W1H giúp trẻ hiểu một cách bao quát về nguyên lý, các thức hoạt động, quá trình, thành phần của những hiện tượng, phản ứng, sự vật.
Ví dụ: “Tại sao lại xuất hiện sấm chớp”, “Sấm chớp thường xuất hiện vào thời điểm nào”, “Phản ứng cháy giữa Cacbon và Oxy tạo ra cái gì?”, “Khi nào phản ứng cháy giữa Cacbon và Oxy xảy ra?”.
Ứng dụng 5W1H trong phát triển kỹ năng xã hội
Phương pháp 5W1H cũng mang tới nhiều lợi ích, giúp trẻ phát triển và cải thiện các kỹ năng xã hội. Từ những câu hỏi, trẻ sẽ dễ thể hiện quan điểm, truyền đạt ý muốn của bản thân. Hơn hết, khi trả lời câu hỏi về một vấn đề, sự việc, trẻ cũng hiểu được cảm xúc, đồng cảm với người xung quanh để giải quyết vấn đề.
Do đó, phụ huynh có thể đặt câu hỏi hoặc khuyến khích trẻ đưa ra các câu hỏi như “Tại sao bạn lại khóc?”, “Có phải cái này làm bạn đau không?”. Những câu hỏi này có thể áp dụng ở cả gia đình lẫn trên lớp học.
Hướng dẫn phụ huynh và giáo viên áp dụng phương pháp 5W1H cho trẻ
Trong khi áp dụng, hướng dẫn trẻ sử dụng phương pháp 5W1H phụ huynh cần lưu ý:
- Thường xuyên khuyến khích để trẻ chủ động đặt câu hỏi.
- Tạo môi trường để thảo luận, chia sẻ thông tin.
- Kết hợp 5W1H vào các tình huống, hoạt động hằng ngày một cách tự nhiên.
- Khuyến khích, khơi gợi sự tò mò, kích thích trẻ suy nghĩ sau mỗi câu chuyện, bài học.
- Luôn phản hồi tích cực, khích lệ để trẻ tự tin khi đặt câu hỏi hay trả lời các câu hỏi.
Không chỉ phụ huynh mà giáo viên cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc khuyến khích trẻ áp dụng 5W1H. Việc áp dụng tốt 5W1H sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức chắc chắn hơn..
Kết Luận
Phương pháp 5W1H không chỉ đơn thuần là một công cụ đặt câu hỏi, mà còn là chìa khóa để khơi dậy tư duy logic, sự tò mò và khả năng học tập chủ động ở trẻ. Bằng cách áp dụng hiệu quả 5W1H trong quá trình học tập, trẻ sẽ không chỉ hiểu sâu bài học mà còn phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề và phản biện cần thiết cho tương lai. Mong rằng với những nội dung mà KidsUP chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bé trong từng giai đoạn phát triển.