Phép trừ lớp 2 và các dạng bài tập về phép trừ bé lớp 2 hay gặp

phép trừ lớp 2

Phép trừ là một phép tính cơ bản trong toán học, dạy trẻ cách so sánh, tìm hiệu giữa hai số. Ở lớp 2, trẻ sẽ được làm quen với phép trừ qua nhiều dạng bài tập khác nhau và nâng cao hơn so với lớp 1. Vậy đâu là các dạng bài phép trừ lớp 2 thường gặp mà trẻ nên lưu ý? Các cha mẹ hãy cùng KidsUP tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung kiến thức cơ bản phép trừ lớp 2

Các dạng bài phép trừ lớp 2 mở rộng hơn nhiều so với lớp 1, tập trung vào việc dạy trẻ cách thực hiện phép trừ các số lớn hơn, bao gồm cả việc trừ có nhớ và không nhớ. Đây là giai đoạn mà các bé sẽ phải làm quen với những phép tính phức tạp hơn và cần có sự hỗ trợ tích cực từ phụ huynh để củng cố khả năng tính toán và nắm vững kiến thức.

Các dạng bài toán lớp 2 mà trẻ thường gặp
Các dạng bài toán lớp 2 mà trẻ thường gặp

Phép trừ các số trong phạm vi 100

Các dạng bài toán trừ trong phạm vi 100 là kiến thức cơ bản đầu tiên mà trẻ sẽ được tiếp xúc trong chương trình lớp 2. Các bài toán dạng này yêu cầu trẻ thực hiện phép tính trừ giữa hai số trong phạm vi từ 0 đến 100, không đòi hỏi khả năng ghi nhớ nhưng đòi hỏi trẻ cần thành thạo phép trừ đơn giản.

Phép trừ có nhớ số có hai chữ số với số có một và hai chữ số

Phép trừ có nhớ lớp 2 là một dạng phép trừ đặc biệt, khi chữ số bị trừ ở hàng đơn vị nhỏ hơn số bị trừ. Lúc này, trẻ cần “mượn” 1 từ hàng chục sang hàng đơn vị để thực hiện phép trừ. Dạng bài này phức tạp hơn vì yêu cầu kỹ năng tính toán chính xác khi phải thực hiện “nhớ” từ hàng chục.

Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000

Trong phạm vi 1000, phép trừ có nhớ trở nên phức tạp hơn khi trẻ phải thực hiện tính toán với những số lớn hơn rất nhiều so với phạm vi 100. Các dạng bài toán này sẽ giúp trẻ làm quen dần với những con số phức tạp hơn. Để có thể giải bài toán một cách chính xác, trẻ cần phải có khả năng tính toán tỉ mỉ từ hàng trăm đến hàng chục và hàng đơn vị, cùng với việc nhớ các con số từ hàng trên xuống hàng dưới.

Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000

Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000 sẽ trở nên dễ dàng hơn cho các bé so với phép trừ có nhớ. Đối với dạng bài này, trẻ sẽ cần phải thực hiện phép trừ giữa hai số có ba chữ số lần lượt từng hàng một, từ hàng đơn vị đến hàng trăm, mà không cần phải mượn từ các hàng lớn hơn.

Phép trừ liên tiếp

Phép trừ liên tiếp là một dạng bài toán lớp 2 nâng cao, yêu cầu khả năng tính toán và quản lý số liệu của trẻ. Đặc biệt là khi trẻ phải tính toán nhiều bước trong cùng một bài toán phép trừ nhiều số liên tiếp nhau. Để thực hiện phép trừ liên tiếp, trẻ có thể tính từ trái sang phải hoặc nhóm các số lại để tính cho thuận tiện. Thông qua dang bài tập này, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng tính toán linh hoạt và làm quen với những bài toán có nhiều số.

Các dạng bài tập phép trừ thường gặp ở lớp 2

Khác với các dạng bài phép trừ lớp 1 cơ bản, các bài tập phép trừ lớp 2 sẽ trở nên phức tạp hơn và thường bao gồm nhiều dạng khác nhau. Mỗi dạng bài đều góp phần giúp trẻ phát triển kỹ năng tính toán và tư duy logic một cách toàn diện.

Các dạng bài phép trừ lớp 2
Các dạng bài phép trừ lớp 2

Phép trừ không nhớ trong phạm vi 100

Như đã giới thiệu ở trên, dạng bài này yêu cầu trẻ thực hiện các phép tính trừ mà không cần phải nhớ số mà chỉ cần trừ các chữ số ở cùng một hàng với nhau. Phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 là một trong những bước đầu để trẻ tiếp xúc với kiến thức toán học lớp 2. 

Một ví dụ cụ thể về dạng bài toán trừ không nhớ trong phạm vi 100 là phép tính 75 – 24. Để giải phép tính này, trẻ sẽ trừ từng hàng một lần lượt từ hàng đơn vị tới hàng chục, từ đó ta sẽ có đáp án là 51.  

Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 là dạng toán nâng cao hơn so với các phép trừ không nhớ. Những bài toán trừ này đòi hỏi trẻ phải sử dụng kỹ năng mượn số từ hàng chục khi số ở hàng đơn vị nhỏ hơn và không đủ để trừ hàng đơn vị ở số trừ. 

Vậy cách giải chi tiết của phép tính này như thế nào? Sau đây KidsUP sẽ lấy ví dụ về phép trừ 82 – 47. Như đã thấy, số 2 không thể trừ cho 7, nên trẻ sẽ cần mượn 1 ở hàng chục để có số 12 – 7. Sau khi được hàng đơn vị mượn 1, hàng chục của số bị trừ sẽ giảm xuống từ 8 còn 7 và trừ đi cho hàng chục ở số trừ. Đáp án của bài toán này là 35.

Phép trừ với số tròn chục và số không tròn chục

Đối với phép trừ các số trong phạm vi 100, trẻ cũng sẽ được nhận biết sự khác nhau giữa việc trừ các số tròn chục và các số tròn chục. Khi trừ một số cho một số tròn chục (ví dụ: 20, 30, 40, …), ta chỉ cần trừ chữ số hàng chục của số bị trừ cho chữ số hàng chục của số trừ, giữ nguyên chữ số hàng đơn vị. 

Ví dụ: 75 – 30 = 45 (Ta chỉ cần trừ 7 – 3 = 4, giữ nguyên 5). Với mẹo nhỏ khi làm các bài toán có số tròn chục này, trẻ sẽ được rèn luyện nhiều hơn về khả năng tính nhẩm nhanh, điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để trẻ có thể giải được các bài toán phức tạp hơn sau này. 

Phép trừ liên quan đến đơn vị đo

Phép trừ liên quan đến đơn vị đo là dạng bài toán yêu cầu trẻ phải có kiến thức về các đơn vị đo lường và khả năng áp dụng phép trừ vào các tình huống thực tế. Đối với dạng bài toán này, trẻ cần phải lưu ý đơn vị đo của số trừ và số bị trừ phải giống nhau trước khi thực hiện phép tính trừ. Việc này giúp trẻ làm quen với các khái niệm về đơn vị đo và thực hành cách tính toán với các số đo thực tế.

Ví dụ với bài toán: An có 1m vải, bé cắt đi 25cm, hỏi bé còn bao nhiêu cm vải. Trước hết, trẻ cần quy đổi 1m = 100cm để thực hiện phép trừ. Như vậy ta sẽ có 100 – 25 = 75 (cm)

Phương pháp học và ghi nhớ phép trừ cho học sinh lớp 2

Phép trừ lớp 2 là phần kiến thức cơ bản mà vô cùng cần thiết để trẻ củng cố nền tảng tri thức của bản thân. Để trẻ có thể thành thạo các bài toán trừ lớp 2, cha mẹ nên cho trẻ thử nhiều phương pháp học tập khác nhau để tìm ra cách học phù hợp với trẻ. 

Phương pháp để trẻ học phép trừ lớp 2 hiệu quả
Phương pháp để trẻ học phép trừ lớp 2 hiệu quả

Học với ứng dụng KidsUP Soroban

Trong thời đại công nghệ số, các ứng dụng học tập trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của các bé. KidsUP Soroban – Toán tư duy là một trong những ứng dụng như vậy. Với giao diện sinh động, âm thanh vui nhộn và các bài tập được thiết kế khoa học, ứng dụng sẽ giúp bé làm quen với phép trừ một cách tự nhiên và đầy hứng thú.

Điều đặc biệt của phần mềm KidsUP Soroban là việc kết hợp phương pháp học bằng bàn tính Soroban truyền thống với công nghệ hiện đại. Thông qua ứng dụng này, trẻ sẽ được học cách sử dụng phương pháp ảo tính để thực hiện các phép tính phức tạp cực nhanh, từ đó hình thành tư duy tính nhẩm thành thạo.

Phương pháp chia nhỏ bài toán để dễ hiểu hơn

Để tránh tình trạng trẻ bị quá tải về kiến thức và trở nên chán nản với việc học, cha mẹ có thể chia các bài toán thành từng phần nhỏ để con dễ tiếp thu kiến thức hơn. Chia nhỏ bài toán thành từng bước đơn giản là một phương pháp học hiệu quả, giúp trẻ tiếp cận bài toán một cách tuần tự và dễ hiểu. 

Ví dụ, khi gặp cha mẹ dạy trẻ về bài toán phép trừ có nhớ, phụ huynh có thể hướng dẫn bé từng bước một, từ việc kiểm tra xem chữ số ở hàng đơn vị có trừ được không, đến việc mượn 1 từ hàng chục sang hàng đơn vị.

Sử dụng trò chơi và hoạt động thực hành để rèn luyện kỹ năng phép trừ

Chơi mà học luôn là một phương pháp vô cùng hữu hiệu đối với việc dạy trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể tận dụng các trò chơi như ô ăn quan, xếp hình, thẻ số để giúp bé rèn luyện kỹ năng phép trừ. Ví dụ, khi chơi ô ăn quan, bé sẽ phải tính toán số hạt để di chuyển, từ đó rèn luyện khả năng trừ nhanh.

Bên cạnh các trò chơi, cha mẹ cũng có thể ứng dụng các đồ vật và hoạt động hàng ngày vào những bài học của trẻ. Ví dụ, bé có thể dùng các quả bóng, viên bi hoặc kẹo để thực hiện phép trừ. Hoặc, chúng ta có thể cùng bé đi chợ và cho bé tính toán số tiền cần trả. Những hoạt động thực tế này sẽ giúp bé hiểu rõ hơn về ý nghĩa của phép trừ và áp dụng kiến thức vào cuộc sống.

Kết luận

Bài viết trên là những chia sẻ của KidsUP về phép trừ lớp 2 và những mẹo mà cha mẹ có thể áp dụng để trẻ có thể nắm vững những kiến thức nền tảng để phát triển tư duy sau này. Hẹn gặp các cha mẹ ở những bài viết sau của KidsUP để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho quá trình nuôi dạy bé phát triển mỗi ngày.

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!