Lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ cần được tuân thủ chính xác theo quy định của Bộ Y tế để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Các bậc phụ huynh nên nắm được thông tin này và thực hiện đúng để giúp bé phòng tránh căn bệnh nguy hiểm. Thời gian tiêm cụ thể sẽ được KidsUP chia sẻ đầy đủ ngay tại bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của việc tiêm phòng quai bị
Trước khi tìm hiểu lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ thì bạn cần phải hiểu được tầm quan trọng của vacxin này. Bởi đây là một căn bệnh rất dễ gặp ở trẻ, lây lan thông qua dịch tiết từ đường hô hấp và có thể để lại nhiều biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm não, điếc.
Do đó, các bậc phụ huynh cần cho con em mình tiêm phòng quai bị để:
- Bảo vệ trẻ khỏi bệnh quai bị và các biến chứng: Khi tiêm đủ liều vacxin quai bị theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì tác dụng phòng bệnh có thể lên tới 88%. Nên dù có tiếp xúc với kháng nguyên hoặc người bệnh thì sẽ giảm tối đa nguy cơ bị mắc phải. Mặt khác, nếu có mắc thì tình trạng bệnh nhẹ hơn, thời gian điều trị ngắn, hạn chế để lại biến chứng.
- Ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng: Khi hầu hết trẻ nhỏ trong độ tuổi cần tiêm thì và được tiêm đủ vacxin thì khả năng phát tán, thời gian tồn tại của bệnh trong cộng đồng sẽ thấp đi rất nhiều. Điều này giảm gánh nặng y tế cho cả gia đình và xã hội.
Lịch Tiêm Phòng Quai Bị Cho Trẻ Em Theo Quy Định Của Bộ Y Tế
Vacxin quai bị cần được tiêm đúng thời gian, độ tuổi theo quy định của Bộ Y tế. Khi đó, hiệu quả, khả năng phòng bệnh mới đạt được mức tốt nhất.
Lịch Tiêm Phòng Quai Bị Cho Trẻ Em Theo Quy Định Của Bộ Y Tế
Hiện nay, chưa có vacxin phòng quai bị đơn mà sẽ sử dụng loại kết hợp. Ở nước ta sử dụng phổ biến nhất là vaccine kép MMR phòng cùng lúc 3 bệnh sởi, quai bị và rubella. Loại vacxin này có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ và sẽ được chia thành 2 mũi.
Trong đó, mũi một quan trọng nhất được tiêm vào lúc trẻ 12-18 tháng tuổi theo quy định của Bộ Y tế. Đây là mũi quan trọng nhất có tác dụng tạo ra một hệ thống kháng thể giúp phòng chống lại virus quai bị từ bên ngoài.
Mũi tiêm nhắc lại
Sau khi đã hoàn thành mũi một thì trẻ nên được tiêm nhắc lại mũi 2 khi được 4 – 6 tuổi. Thông qua mũi nhắc lại, lượng kháng thể phòng quai bị sẽ được gia tăng, củng cố hơn. Từ đó, giúp tăng cường miễn dịch, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh lâu dài và cao nhất.
Những Điều Ba Mẹ Cần Lưu Ý Trước, Trong Và Sau Khi Tiêm Phòng Quai Bị Cho Trẻ
Nếu đã nắm được lịch tiêm vacxin quai bị cho trẻ khi nào thì ba mẹ cần lưu ý một số điểm để chuẩn bị trước, trong và sau lúc tiêm. Như vậy sẽ đảm bảo tránh, phản ứng kịp lúc xảy ra trường hợp không mong muốn.
Trước khi tiêm
Trước khi đi tiêm cha mẹ cần thực hiện một số việc sau:
- Thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của trẻ: Như vậy, bác sĩ có thể xác định các thành phần có trong vacxin có gây ra biến chứng ở trẻ hay không. Dựa vào kết quả mà sẽ quyết định trẻ tiêm được hay không hay cần đổi loại thuốc khác.
- Cho trẻ khám và tư vấn trước tiêm: Nếu trẻ đang bị sốt, ốm hoặc có vấn đề sức khỏe khác thì bạn cần báo cho bác sĩ. Tùy vào điều kiện sức khỏe mà trẻ sẽ được tiêm vào hôm đó hay cần dời lịch sang ngày khác.
Trong khi tiêm
Trong lúc tiêm vacxin, phụ huynh cần chú ý 2 điều sau:
- Giữ trẻ bình tĩnh, thoải mái: Như vậy sẽ giảm tỷ lệ bé quấy, đạp, hoảng sợ giúp bác sĩ thao tác trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
- Theo dõi phản ứng của trẻ sau tiêm: Sau khi tiêm xong, bạn cần ở lại nơi tiêm khoảng 30p và quan sát phản ứng của trẻ. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì cần nhanh chóng liên hệ cho nhân viên y tế để được xử trí.
Sau khi tiêm
Kể cả khi đã hoàn tất mũi tiêm và trở về nhà thì phụ huynh cũng không nên chủ quan mà phải chú ý những điểm sau:
- Theo dõi các triệu chứng: Vacxin có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt nhẹ, phát ban, sưng hạch. Khi các biểu hiện này nghiệm trọng kèm theo co giật thì bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để thăm khám và xử lý kịp thời.
- Vệ sinh vết tiêm đúng cách: Để vệ sinh vết tiêm thì phụ huynh nên dùng nước ấm hoặc cồn y tế để lau qua, tránh tác động mạnh.
- Có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi tiêm, cha mẹ nên cho bé ăn nhiều hoa quả, uống đủ nước và ngủ đúng giờ để tránh bị sốt hay mệt mỏi. Một số trẻ có thể quấy hoặc cảm thấy khó chịu thì bạn nên cho ăn nhẹ để dễ tiêu hóa hoặc chia thành nhiều bữa nhỏ.
Giải Đáp Thắc Mắc Thường Gặp Về Tiêm Phòng Quai Bị
Ngoài lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ thì chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng thắc mắc nhiều vấn đề khác. Dưới đây là 2 câu hỏi phổ biến đã được chúng tôi tổng hợp và giải đáp để mọi người tham khảo.
Nếu trẻ bị quai bị sau khi tiêm phòng thì sao?
Trẻ vẫn có thể mắc bệnh sau khi đã tiêm vacxin nhưng tình trạng, triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng hơn rất nhiều so với người chưa được tiêm. Thời gian điều trị nhanh chóng, hiệu quả và ít nguy cơ để lại biến chứng hơn.
Khi nào trẻ nên hoãn đi tiêm vắc xin quai bị
Trong một số trường hợp sau trẻ sẽ cần phải hoãn lại mũi tiêm:
- Trẻ đang ốm, sốt, sức khỏe không đảm bảo để tiêm.
- Trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh bị hoặc có sử dụng thuốc gây suy giảm miễn dịch.
- Trẻ bị bệnh mãn tính cần được thăm khám kỹ lưỡng và có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Kết Luận
Trên đây là lịch tiêm phòng quai bị cho trẻ cập nhật mới nhất do Bộ Y tế quy định. Qua những thông tin này, phụ huynh hãy cho con em mình được tiêm phòng đầy đủ các mũi như khuyến cáo để phòng tránh căn bệnh quai bị. KidsUp rất vui khi đã có thể cung cấp thêm nhiều nội dung bổ ích cho mọi người.