Tại sao chúng ta không nên nhường con?
Một phần quan trọng của tuổi thơ là trẻ cần hiểu thế nào là sự thua cuộc. Kể cả khi chơi cùng cả nhà và trẻ là thành viên nhỏ nhất thì bạn cũng không nên để trẻ luôn thắng, đôi khi hãy cho con chơi “thật” và nhận lại kết quả như đúng sức của mình. Con cần được dạy cách cạnh tranh lành mạnh, thay vì luôn cố gắng đánh bại người khác, thì việc chiến thắng bản thân và luôn phấn đấu để trở thành những phiên bản tốt hơn của mình mới là điều quan trọng nhất. Và trẻ sẽ rất khó hoặc không thể học được điều này nếu như luôn “thắng”.
1. HỌC CÁCH NHẬN THUA
Chúng ta thường có tâm lý “nhường” trẻ con, và nghĩ chỉ cần trẻ vui là được. Nhưng sự thắng cuộc dần có thể trở thành 1 dạng “thói quen” và điều hiển nhiên đối với trẻ. Khi chơi cùng bạn bè hay những lúc không giành được phần thắng, chúng dễ dàng bực bội, khó chịu, giận dỗi hay thậm chí là đập phá đồ đạc.
Khi chơi cùng con chúng ta không ênn quá tập trung vào kết quả thắng thua, thay vào đó hãy dạy con trân trọng quá trình vui vẻ và kích thích của từng trò chơi. Theo Education.com thì quá trình học cách nhận thua này sẽ giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, đồng cảm với người khác, đồng thời vẫn cảm thấy vui vẻ và hào hứng trong suốt thời gian đó.
>>> Liên quan: 9 Điều Trẻ Cần Học Trước 4 Tuổi
2. ĐỂ CON THỰC SỰ CHƠI
Theo K12, thay vì chỉ giới thiệu qua về cách chơi cho con, sau khi trẻ đã hiểu những quy tắc cơ bản này, bạn hãy hướng dẫn thêm các “mẹo” của trò chơi nếu có, và giúp trẻ lên chiến lược để chúng có thể thực sự thắng. Cảm giác này chắc chắn sẽ rất khác và đáng nhớ so với khi trẻ được “nhường”.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
3. KHÔNG ĐƯỢC GIAN LẬN
Một khi đã được học những mẹo để thắng trò chơi, trẻ thường có xu hướng nghĩ cách gian lận để chẳng bao giờ phải thua nữa. Tuy nhiên khi bị phát hiện bạn đừng nên bỏ qua và hãy ngăn chặn hành động này lại ngay lập tức để tránh tái diễn.
Theo như PBS, khi trẻ gian lận và không bị khiển trách hay dạy cho hiểu rằng đó là sai thì chúng sẽ dần hình thành một nhận thức khác về việc thắng cuộc. Nếu trẻ gian lận, bạn hãy dừng cuộc chơi lại ngay, tìm một nơi riêng tư và giải thích cho trẻ hiểu, chứ không nên làm con xấu hổ nơi đông người.
4. CUỘC CHƠI VẪN VUI KỂ CẢ KHI CON KHÔNG THẮNG
Để trẻ học được điều này, bạn cũng phải thực hành và làm gương cho chúng.
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY
Theo: The Irish News, NPR, Education.com, K12, PBS, Child Development Institute