Làm bạn với con dễ khiến trẻ “nhờn”? Vậy chúng ta có bên làm bạn với con? Trẻ luôn cần những giới hạn, điều luật, và hướng dẫn. Làm bạn với con là một điều tuyệt vời, dưới đây là những lưu ý để ba mẹ luôn giữ những giới hạn cần thiết để con vừa cảm thấy thoải mái, mà vẫn đủ nghiêm khắc.
HÃY CHIA SẺ, NHƯNG LUÔN CÓ GIỚI HẠN
Làm bạn với con không có nghĩa là con hay bạn đều phải chia sẻ tất cả mọi chuyện với nhau. Nếu con cảm thấy không thoải mái ở 1 số chủ đề, bạn không nên bắt ép con nói ra, và ngược lại. Ngoài ra những vấn đề của người lớn như tài chính, vợ/chồng, hay những suy nghĩ tiêu cực có lẽ bố mẹ không nên chia sẻ với con. Những điều này không khiến mối quan hệ của cả 2 thêm gần gũi, mà còn tạo ra những áp lực vô hình lên trẻ.
Làm bạn với con không có nghĩa là con hay bạn đều phải chia sẻ tất cả mọi chuyện với nhau
Chia sẻ và được lắng nghe là những điều tuyệt vời, nhưng mọi thứ đều cần giới hạn, và mỗi thành viên dù là trong gia đình cũng cần một góc riêng tư cho mình.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
TẠO SỰ CÂN BẰNG
Chẳng có đứa trẻ nào muốn ba mẹ chúng hành xử như những kẻ độc tài cả. Sau tất cả thì chúng ta đều muốn yêu thương và dành thời gian bên con. Có những cách để bạn vừa có thể là những người bạn thân thiết, nhưng vẫn giữ nguyên sự tôn nghiêm của bậc cha mẹ.
Sự thật là khi trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường ấm áp, tràn ngập tình yêu thương, sự hỗ trợ và đồng cảm từ bố mẹ, thì chúng sẽ có xu hướng thân thiện, hoà đồng, và đạt kết quả tốt hơn tại trường học.
Thân thiết nhưng vẫn đủ nghiêm khắc với trẻ khi cần thiết
Khi còn nhỏ thì hầu hết bạn sẽ là người quyết định thay trẻ, nhưng khi con lớn hơn, điều này cũng đồng nghĩa là chúng cần nhiều sự tự do và tự chủ, cũng như trách nhiệm để tự đưa ra quyết định cho mình.
Bạn hãy tạo những hoạt động chung mỗi tuần để cả nhà có thể cùng tham gia và vui vẻ. Những hoạt động này không nhất thiết phải là những chuyến đi hay các hoạt động ngoài trời. Cả nhà có thể cùng nấu ăn, làm một nồi lẩu, quạt vỉ nướng, cùng xem phim, hay thử làm những điều mới. Điều này phụ thuộc vào sở thích cả nhân của con và bạn.
>>> Liên quan: 5 Dấu Hiệu Trẻ Cần Học Cách Kiểm Soát Cơn Giận
TẠI SAO TÍNH CÁ NHÂN LẠI QUAN TRỌNG?
Trong quá trình trưởng thành, bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn hình thành cá tính cá nhân, trở nên tự lập và có chính kiến hơn. Bạn cần phải chuẩn bị cho việc sẽ có ngày chúng sẽ xách vali ra khỏi nhà và có một cuộc sống riêng của mình. Tần suất cả nhà hoạt động chung có thể giảm đi đáng kể, và con cũng sẽ cần nhiều sự riêng tư hơn, nhưng đây cũng là điều tất nhiên sẽ xảy ra, vậy nên hãy chuẩn bị tinh thần trước để đón nhận chúng nhé. Chỉ cần chúng vẫn có thể sinh hoạt khoẻ mạnh và lành mạnh, thì bạn nên nới lỏng một chút.
Giai đoạn này cũng có thể rất căng thẳng và khó khăn đối với bạn, nhưng bạn không nên kháng cự lại nó. Đây có lẽ là lúc thích hơn để bạn bỏ bớt gánh nặng của một phụ huynh và cố gắng nhiều hơn để trở thành bạn của con.
Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều có những mốc trưởng thành và cá tính riêng, Kids UP Soroban tin rằng là những bậc cha mẹ, bạn sẽ hiểu lúc nào nên giữ con an toàn, và khi nào nên nới lỏng để chúng được tự do.
Chúc ba mẹ thành công!
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY