Khi nào thì trẻ sẵn sàng ở một mình?

khi-nao-thi-tre-san-sang-o-mot-minh

Khi nào thì trẻ sẵn sàng ở một mình?

Ở nhà một mình là một bước ngoặt lớn trong quá trình trưởng thành của trẻ. Điều quan trọng nhất vẫn là sự an toàn của con, tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng, có một số điều ba mẹ cần biết để trang bị cho con.

1. TRẺ KHÔNG SỢ KHI Ở MỘT MÌNH

Đầu tiên và trước hết, bạn cần đảm bảo rằng trẻ thực sự cảm thấy ổn và thoải mái khi ở nhà một mình. Nếu như có bất cứ biểu hiện nào ở trẻ khiến bạn lưỡng lự thì đây có thể chưa phải là thời điểm tốt để trẻ ở nhà một mình.

khi-nao-thi-tre-san-sang-o-mot-minh
Bạn có thể rèn luyện cho con bằng cách “thử” để trẻ ở nhà một mình (sau khi hướng dẫn cẩn thận và đầy đủ cho con những lưu ý cần thiết) từ 15 phút – 30 phút, và lâu dần sau mỗi lần để trẻ làm quen. Để đảm bảo trẻ có thể xử lý tốt các tình huống bất ngờ, bạn hãy cho con làm quen và thực hành những tình huống khẩn cấp.

2. CÓ TRÁCH NHIỆM

Trong những lần “thử” để con ở nhà một mình, bạ nhãy quan sát trẻ có tự giác làm bài tập hay chưa, tự giác dọn đồ và kiểm tra những lưu ý an toàn cơ bản. Nếu trẻ đều thực hiện tốt hoặc có dấu hiệu cải thiện tích cực, thì có lẽ con đã sẵn sàng ở nhà một mình rồi!

>>> Liên quan: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện Cho Trẻ

Để có thể yên tâm để con ở nhà, bạn và trẻ cần có một mối liên hệ tin tưởng nhất định.

3. BIẾT CÁCH TÌM SỰ GIÚP ĐỠ KHI CẦN THIẾT

Đây là điều không ai muốn, nhưng bạn cũng nên hướng dẫn chi tiết cho trẻ về những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra khi ở nhà một mình, và chúng cần gọi cho ai khi cần thiết, ví dụ như là hàng xóm, bố mẹ, người thân lân cận, hay các đơn vị khẩn cấp …

>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

4. BIẾT TỰ LÀM/TÌM ĐỒ ĂN NHẸ KHI ĐÓI

Nếu trẻ phải ở một mình trong vài tiếng thì em có thể đói, và cần được hướng dẫn cách tìm đồ ăn, hoặc làm những món đơn giản cho mình một cách an toàn.

khi-nao-thi-tre-san-sang-o-mot-minh
Đặc biệt là với những món cần sử dụng lò vi sóng, bạn hãy hướng dẫn cẩn thận về những điều không được làm, cho con thực hành thuần thục trước khi trẻ có thể làm mà không có sự giám sát của người lớn.

5. THÀNH THẠO NHỮNG CÁCH SƠ CỨU CƠ BẢN

Trong những trường hợp không may con bị thương ngoài da nhưng không quá nghiêm trọng, trẻ cần được hướng dẫn nơi cất đồ sơ cứu và những kỹ năng sơ cứu cơ bản. Và trẻ cũng cần được hướng dẫn khi nào thì vết thương vượt quá tầm kiểm soát của mình, và con cần gọi để được người lớn giúp đỡ.

>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY

Theo: Empowering Parents, Moms

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!