Làm thế nào để giúp con trai bộc lộ cảm xúc một cách lành mạnh? Trong nhiều thế hệ, những cậu bé thường được dạy phải mạnh mẽ, cứng rắn, phải ra dáng con trai, không được khóc, không được bộc lộ quá nhiều cảm xúc, … và việc “giống con gái/đàn bà” dường như là một điều gì đó cấm kỵ. Điều này thực sự độc hại với sự phát triển và tương lai của trẻ. Nhưng chúng ta có thể thay đổi, chỉ với một ít mẹo nhỏ và rất nhiều yêu thương, ba mẹ hãy cùng KidsUP tìm hiểu nhé!
1. GỌI TÊN NHỮNG CẢM XÚC CỦA MÌNH
Con trai thường được khuyên phải mạnh mẽ, phải cứng rắn, phải ra dáng con trai, chúng không nên bộc lộ quá nhiều cảm xúc, không được đa sầu đa cảm, vì con trai là thế (?), vậy nên các bé không có thói quen hay phản xạ đối mặt và nhận diện những cảm xúc của chính mình. Vậy nên ngay từ nhỏ ba mẹ hãy giúp mở rộng vốn từ chỉ cảm xúc cho các bé càng nhiều càng tốt, và cùng con nói chuyện về những cảm xúc của mình.
Đôi khi chúng ta cũng chẳng thể diễn tả cảm xúc của bản thân thành lời, vậy nên bạn hãy chắc rằng mỗi cảm xúc được miêu tả và diễn tả đa dạng, hãy để con được khám phá cảm xúc của chính chúng một cách cởi mở và trong sáng.
2. KHUYẾN KHÍCH CON BỘC LỘ CẢM XÚC CỦA MÌNH
Thay vì khuyên con hãy cứng rắn và kìm nén cảm xúc của mình, bạn hãy khuyến khích con bộc lộ những biểu cảm này ra một cách lành mạnh, và cùng giải quyết những cảm xúc tiêu cực, phức tạp. Khi chúng cảm thấy bản thân được trân trọng, và những cảm xúc của chúng cũng quan trọng, điều này sẽ giúp cải thiện điểm số tại trường học, giảm tối thiểu những hành vi tiêu cực, bốc đồng, cảm thấy tự tin và thêm yêu bản thân mình và nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
Tỉ lệ tử tự ở nam giới cao hơn nữ giới, một phần vì đa số chúng ta đều bị ngăn cấm việc bộc lộ cảm xúc của mình và phải kìm nén chúng, vì như vậy mới “ra dáng”. Tuy nhiên chỉ cần được hỗ trợ và yêu thương sớm, điều này có thể tạo ra rất nhiều khác biệt.
3. LẮNG NGHE CON TRÒ CHUYỆN
Chúng ta thường nghĩ con gái thì sẽ tình cảm và hay nói chuyện hơn. Tuy nhiên các cậu bé trai cũng có thể làm điều tương tự, và điều này nên được nhìn nhận một cách bình đẳng.
Khi chúng nhận được sự chú ý hoàn toàn từ cha mẹ, chúng sẽ dễ dàng chia sẻ cảm xúc của bản thân hơn. Đừng bao giờ khiến con cảm thấy rằng cảm xúc của chúng không quan trọng.
4. BẠN CŨNG CẦN CHIA SẺ VỀ BẢN THÂN
Đôi khi chúng ta che giấu những nỗi bất mãn của bản thân một cách bản năng trước mặt trẻ. Điều này có thể tốt, nhưng cũng có thể gây hại. Bạn có thể không chia sẻ chi tiết với con về sự việc, nhưng hãy để chúng biết rằng bạn – người lớn, cũng có thể cảm thấy buồn bực, thất vọng và dễ tổn thương bởi một điều gì đó. Và bạn luôn sẵn sàng đón nhận và đối mặt với những trạng thái này, vậy nên con cũng vậy.
>>> Liên quan: Làm Bạn Với Con Có Khiến Trẻ Bị “Nhờn”?
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái nên được xây dựng dựa trên những nền tảng cơ bản như là: “Kết nối – Cởi mở – Tin tưởng – Chấp nhận”. Hãy để bản thân bạn trở thành những tấm gương và chỗ dựa vững chãi nhất cho con.
5. DÀNH THỜI GIAN ĐỂ TÓM TẮT NGÀY
Đôi khi trẻ không biết mở lời thế nào với cha mẹ mình. Vậy nên bạn hãy tạo ra một thói quen và hoạt động thường nhật riêng cho cả nhà để mọi người đều có thể chia sẻ về một ngày của mình. Tâm trạng của chúng vào buổi tối có giống những gì chúng cảm thấy vào buổi sáng không?
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY
Theo VeryWell Mind