Làm thế nào để giúp con tiến xa khỏi “vùng an toàn”?
Bạn không nên kìm hãm một đứa trẻ yêu tự do và thích trải nghiệm, phiêu lưu. Điều này đôi khi còn phản tác dụng, vì trẻ sẽ phải học cách nói dối để trốn đi chơi. Điều quan trọng nhất là bạn trang bị cho con những kỹ năng cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp và nguy hiểm. Như thế tốt hơn là ngăn cấm con và để chúng thử những điều nguy hiểm này một mình, lén lút. Mặc dù bảo vệ và giữ con an toàn là bản năng của chúng ta, nhưng một vài vết xước đôi khi là cần thiết.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Bạn có nhớ bản thân mình hồi nhỏ đã bao lần phá luật để làm gì không? Như là lần đầu tiên đi bộ/đạp xe tới trường một mình, lần đầu trèo cây hái quả, lần đầu trượt ván, lần đầu trốn ngủ trưa đi đá bóng, đánh cầu lông, hay chơi những trò chơi dân gian cùng bạn bè, … Tất cả chúng đều yêu cầu một sự vận động nhất định hoặc rất nhiệt tình.
Thống kê chỉ ra rằng 76% trẻ nhỏ không được hoạt động thể chất đủ 60 phút mỗi ngày. Dưới đây là 6 trường hợp có tính rủi ro cao mà trẻ thích thử nhất:
– Chơi ở độ cao
– Chơi với tốc độ nhanh
– Chơi với đồ vật, dụng cụ của người lớn
– Chơi gần những nơi nguy hiểm (gần lửa hoặc nước)
– Chơi đấu vật, đánh
– Lang thang một mình
Hầu hết những thử thách này sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ bắp, xương, tim và phổi của trẻ. Vậy nên trong một môi trường được tự do trong khuôn khổ, trẻ có thể “phiêu lưu” một chút mà bạn vẫn có thể yên tâm với điều đó.
Ngoài ra để đảm bảo con vẫn được bảo vệ và tự do, bạn có thể tham gia chơi cùng con.
>>> Liên quan: 10 Bước Rèn Luyện Khả Năng Lãnh Đạo Cho Trẻ
CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE TINH THẦN
Để trở nên tự tin hơn, trẻ cần phải trải nghiệm những điều “lớn lao” và “đáng sợ”. Chúng cần thấy rằng kể cả khi chúng thất bại chinh phục những điều mới mẻ này, thì chúng vấn luôn có thể thử lại lần nữa. Sau cùng thì chúng cũng sẽ học được bài học của mình. Điều này quan trọng hơn một chút sây sát, những vết thương sẽ lành, còn những bài học cũng sẽ luôn còn mãi.
Những điều này có thể đáng sợ, kể cả với chúng ta là những bậc cha mẹ, nhưng qua thời gian thì những nỗi sợ sẽ vơi đi, những đứa trẻ sẽ thêm kiên định, nhẫn nại, và dũng cảm. Tất cả những điều này đều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ.
PHÁT TRIỂN NHỮNG KỸ NĂNG XÃ HỘI
Tự do chơi đòi hỏi sự sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề, thậm chí đôi khi là làm việc nhóm nữa. Cuối cùng thì, khi còn cùng nhóm bạn của mình nghịch ngợm, chúng sẽ cùng nhau phát triển khả năng tự kiểm soát, cách xoay sở và cùng hoạt động, vui chơi trong một tập thể.
Những cột mốc quan trọng cực kỳ cần thiết để phát triển những kỹ năng thành công cho trẻ, khi trẻ áp dụng những kỹ năng tương tự như vậy trong công việc và các mối quan hệ.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
NỖI SỢ CỦA CHA MẸ
Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với điều này, có lẽ bạn nên suy nghĩ về lí do tại sao bạn lại cảm thấy như vậy. Ví dụ như bạn sợ con bị thương vì bạn cũng đã từng trải qua điều tương tự khi còn nhỏ. Bạn cần phải hiểu rằng điều này không nhất thiết là điều xấu, vì bạn hiểu rằng điều đó cảm thấy như nào, bạn có thể cảnh bảo con trước, và cùng con vượt qua nỗi sợ đó.
Thêm nữa là áp lực thành công từ những cặp cha mẹ xung quanh cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều tới lựa chọn của bạn. Nếu bạn của bạn không cho phép con mình đi tới trường một mình, thử những trò chơi mới, thì bạn cũng thường có xu hướng làm những điều tương tự với con.
NỖI SỢ CỦA TRẺ
Đôi khi có những trẻ sợ việc thử một điều gì đó mới. Chúng sợ cả những điều và sự thay đổi nhỏ nhất, điều này có thể giới hạn rất nhiều khả năng của chúng, vì chúng luôn sợ hãi.
Nếu trẻ cảm thấy sợ việc đi học một mình, mặc dù con còn chưa từng thử bao giờ, bạn hãy làm một vài cuộc gọi với các phụ huynh khác để con có thể tập tới trường cùng các bạn cùng lớp/cùng trường trước.
Và bạn cũng cần nhớ rằng mức độ thoải mái của bạn và con với những điều mới là khác nhau. Điều này là bình thường, bạn chỉ cần cởi mở nhiều hơn với con.
Một điều quan trọng là, bạn luôn có thể tạo điều kiện để con thử những điều mới hay đối diện với nỗi sợ của mình, nhưng cũng nên tôn trọng cá tính khác biệt của con nếu có, chứ không phải là thay đổi con.
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY
Theo: Verywell Family