Làm thế nào để dạy trẻ 4 tuổi bộc lộ cảm xúc & giao tiếp xã hội một cách lành mạnh? Trẻ nhỏ thường tiếp thu và học hỏi rất nhanh, tuy nhiên khả năng kiểm soát soát xúc của các em lúc này chưa hoàn thiện, nên thường bộc lộ chúng 1 cách thái quá.
1. LẮNG NGHE TÂM SỰ CỦA CON
Con cũng phải chịu nhiều loại áp lực, có thể là từ nhà trường, bạn bè, những người xung quanh hay chính ba mẹ các em, mà không phải đứa trẻ nào cũng có thể bày tỏ hay xử lý những cảm xúc đó một cách lành mạnh.
Ba mẹ nên dành thời gian để lắng nghe và hiểu hơn về những suy nghĩ, mong muốn của các em. Khi cảm thấy thực sự được lắng nghe, con sẽ cảm thấy háo hứng và an toàn hơn để bộc lộ những suy nghĩ thầm kín của mình.
>> Tìm hiểu thêm: Ứng Dụng Học Toán Tư Duy Kiểu Nhật
2. CHA MẸ CŨNG CẦN CỞI MỞ VỀ MÌNH
Thay vì luôn kỳ vọng con có thể chia sẻ mọi điều với mình, ba mẹ có thể học cách chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm trong ngày của mình trước, và gợi mở con nói ra suy nghĩ của mình. Mỗi đứa trẻ đều có một cá tính khác nhau, nhưng được nói ra những suy nghĩ của mình với cảm giác an toàn là được lắng nghe luôn là điều tốt.
3. XÁC ĐỊNH, TRÂN TRỌNG & QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA CON
Con cần được hướng dẫn cách xác định cảm xúc của chính bản thân. Bố mẹ không nên mặc định con đang cảm thấy gì, mà chỉ nên gợi mở con tự khám phá.
Dù đó là những cảm xúc tiêu cực như khóc lóc, hờn dỗi, tức giận hay khó chịu về một vấn đề nào đó thì chúng cũng cần được “xả” và xử lý một cách lành mạnh. Ba mẹ không nên bắt các em kiềm chế những cảm xúc này, mà nên chuyển hoá và khắc phục chúng tốt hơn trong những lần tới. Bộc lộ được cảm xúc là tốt, nhưng không nên bị thái quá.
4. TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ KHI CẦN THIẾT
Không thể tránh những lúc con gặp khó khăn và bế tắc mà không có ba mẹ ở bên, vậy nên ba mẹ nên dạy bé cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết, tránh để những cảm xúc bị kìm nén quá mức, dẫn đến những hệ quả không hay.
>>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY