Dạy bé học tiếng Việt với cách phát âm chuẩn chương trình SGK mới

Dạy bé học tiếng Việt với cách phát âm chuẩn chương trình SGK mới

Khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1, để con con một nền tàng kiến thức vững vàng khi đến lớp, việc dạy bé học tiếng Việt như ghi nhớ bảng chữ cái, học cách đánh vần và năm được quy tắc phát âm là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, năm 2022 này, Bộ GD & ĐT đã có một số thay đổi trong cách phát âm tiếng Việt. Vì vậy, ba mẹ hãy cùng KidsUP tìm hiểu ngay để có phương pháp giúp bé học tập hiệu quả nhé!

Dạy bé học tiếng Việt với phát âm chuẩnDạy bé học tiếng Việt với phát âm chuẩn

Dạy trẻ học tiếng Việt lớp 1, ba mẹ cần lưu ý những đổi mới gì trong năm nay?

Trong năm 2022 này, Bộ GD & ĐT đã có những cải cách mới trong nội dung chương trình học và giảng dạy bộ môn tiếng Việt lớp 1. Cụ thể, Bộ bổ sung thêm chữ cái trong bảng phát âm tiếng Việt và thay đổi một chút về cách viết hoa cũng như phát âm. 

Bảng chữ cái phát âm tiếng Việt chuẩn của Bộ GDĐT. Bảng chữ cái phát âm tiếng Việt chuẩn của Bộ GDĐT. 

Do đó, ba mẹ cần nắm chắc được những đổi mới này để đảm bảo dạy con theo đúng chương trình. Từ đó, giúp bé hiểu rõ và học bảng chữ cái, cách phát âm đúng và chuẩn nhất. 

Tìm hiểu bảng phát âm chữ cái tiếng Việt mới nhất chuẩn quy định của Bộ GD & ĐT

Hiện nay, bảng chữ cái tiếng Việt theo quy định của Bộ GD & ĐT vẫn có tổng cộng 29 chữ cái. Song, bên cạnh những chữ cái truyền thống, Bộ đang xem xét cũng như nghiên cứu ý kiến đưa thêm 4 chữ cái bao gồm: F, W, J, Z vào trong bản phát âm này. Nguyên nhân là bởi, những chữ cái được sử dụng và xuất hiện thường xuyên trên các sách báo nhưng lại không có trong bản chữ cái tiếng Việt. 

Tuy nhiên, đến hiện tại, vẫn chưa có quyết định chính thức. Do đó, bảng phát âm tiếng Việt vẫn không có thay đổi so với phiên bản truyền thống như trước đây. Vì vậy, các phụ âm, vần ghép cũng như dấu thanh, cách viết hoa thường vẫn giữ nguyên như sau:

Phụ âm ghép tiếng Việt

Các phụ âm ghép trong tiếng ViệtCác phụ âm ghép trong tiếng Việt

Các vần ghép trong tiếng Việt

Các vần ghép trong tiếng ViệtCác vần ghép trong tiếng Việt

Dấu thanh

  • Phát âm dấu sắc – kí hiệu ” ´ “, dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh
  • Dầu huyền – kí hiệu ” ` “, sử dụng vào 1 âm đọc nhẹ
  • Dấu hỏi dùng vào 1 âm đọc xuống giọng rồi lên giọng 
  • Phát âm dấu ” ~ ” – ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay lập tức.
  • Dấu ” . ” – nặng, dùng vào một am đọc nhấn giọng xuống.

Cách dạy trẻ học tiếng Việt với phát âm chuẩn phương pháp của Bộ GD & ĐT

Dạy trẻ học tiếng Việt với phát âm chuẩn là bước quan trọng đầu tiên để trẻ dễ dàng làm quen với bảng chữ cái của ngôn ngữ đó. Vì thế, ba mẹ bắt buộc phải nắm vững 12 nguyên âm đơn ( a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y) và 3 nguyên âm đôi đi cùng với nhiều cách viết khác nhau như: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ. Còn lại đa phần là phụ âm 1 chữ cái, trong đó có 9 phụ âm ghép ph, th, tr, gi, ch, nh, ng, kh, gh và 1 phụ âm ngh được ghép bởi 3 chữ cái.

Quy tắc phát âm tiếng Việt lớp 1

Nhìn chung, quy tắc ghép âm cơ bản sẽ như sau: 

  • Nguyên âm + dấu + (phụ âm), ví dụ Áo, uống,…
  • Phụ âm + (nguyên âm + dấu) + phụ âm, ví dụ, cười, không,…

Trong đó, các nguyên âm đơn thường không đứng ở vị trí gần nhau. Những từ xoong, quần soóc,… đều là những từ đi mượn, phát âm giống  âm “o” nhưng kéo dài âm ở giữa.

Khi phụ huynh dạy con phát âm, để chuẩn nhất, cần miêu tả rõ vị trí đặt lưỡi, khẩu hình mở miệng.

Dạy bé học tiếng Việt với cách phát âm, ghép từ chuẩnDạy bé học tiếng Việt với cách phát âm, ghép từ chuẩn

Cách phát âm chuẩn của 3 phụ âm được ghép lại từ nhiều chữ cái

  • Chữ “ng”, khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e thì sử dụng “ngh”, khi đứng trước các nguyên âm còn lại sẽ là ng.
  • Chữ “g” được ghi bằng “gh” khi đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e và “g” khi đứng trước các nguyên âm còn lại.
  • “K” được ghi thành 3 trường hợp: “k” khi đứng trước i, y, iê, ê, e. Là “q” khi đứng trước các bán nguyên âm u và “c” khi đứng trước các nguyên âm còn lại.

Ngoài ra, các chữ cái đọc là “dờ” nhưng phát âm có phần khác nhau như: gi, r, d hoặc c,k,q đều được đọc là “cờ”.

Một vài lưu ý nhỏ về cách phát âm tiếng Việt

Hiện tại một vài âm vần trong tiếng Việt bất quy tắc, gâu ra một số khó khắn cho trẻ khi đọc và ghi nhớ, đáng chú nhất là các âm dưới đây: 

  • Khi vần “gi” ghép với các vần như “iếc”,”iêng”, ba mẹ sẽ phải dạy con bỏ bớt một chữ “i”.
  • Với “g”, và “gh” hoặc “ng” bà “ngh” có cách đọc như nhau, để bé có thể phân biệt, ba mẹ phải đọc là “gờ – đơn” (g) và “gờ – kép” (gh), tương tự “ngờ – đơn” (ng) và “ngờ – kép” (ngh).
  • Chữ “d” và “gi” cũng nhiều trẻ nhầm lẫn. Do đó, để trẻ phân biệt đúng sai, cần dạy bé biết phát âm “d” là “dờ” và “gi” sẽ phát âm là “di”.
  • Có một âm được ghi bằng nhiều chữ cái như “c”, “k”, “q”. Tuy nhiên, phát âm của “c” là “cờ”, “k” là “ca” và “q” đọc là “cu”. Ngoài ra, “q” thường không đứng một mình, nó thường ghép cùng âm “u” và phát âm thành “quờ”.

Trên đây là cách dạy bé học tiếng Việt với phát âm chuẩn nhất từ Bộ GD & ĐT. Đây có thế là một khối lượng kiến thức mới rất khó với lứa tuổi của các bé. Do đó, ba mẹ cần có phương pháp giảng dạy dễ hiểu và hợp lý để bé có thể làm quen với bộ môn này một cách dễ dàng. Ngoài ra, KidsUP cũng gợi ý ba mẹ ứng ứng dụng học tiếng Việt trên điện thoại rèn đủ kiến thức về bảng chữ cái, đánh vần, luyện viết. Mọi thông tin và app, ba mẹ tìm hiểu và tải tại đây!

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!