Đại từ trong tiếng Việt được sử dụng hàng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của chúng. Việc nắm rõ kiến thức về đại từ sẽ giúp cho các bé đang học sử dụng trong giao tiếp hiệu quả. Trong bài viết sau đây, KidsUp sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin về đại từ để ba mẹ hỗ trợ bé học tập hiệu quả hơn.
Đại từ và vai trò trong tiếng Việt là gì?
Đại từ trong tiếng Việt đóng vai trò quan trọng khi diễn đạt nghĩa của câu văn. Nó giúp cho câu văn trở nên ngắn gọn, vẫn đủ ý mà lại tránh lặp từ. Vậy thì cụ thể hơn đại từ là gì trong tiếng Việt?
Khái niệm đại từ trong tiếng Việt
Đại từ là từ được dùng để sử dụng thay thế cách xưng hô trong câu. Ví dụ như: Họ, tôi, chúng ta,…
Đại từ được sử dụng để thay thế cho các danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) trong văn viết và nói. Người nói/ người viết sử dụng đại từ để tránh lặp lại từ ngữ trong câu văn. Đại từ có thể đảm nhận vai trò chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ trong câu.
Vai trò thay thế tuyệt vời của Đại từ
Vai trò của đại từ trong tiếng Việt như sau:
- Tránh lặp từ: Đại từ giúp tránh việc lặp lại cùng một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong câu. Điều này làm cho văn bản trở nên ngắn gọn và dễ đọc hơn.
- Tạo sự liên kết: Đại từ được xem là “cầu nối”, tạo sự liên kết giữa các câu văn trong đoạn văn. Từ đó tạo ra sự logic trong quá trình diễn đạt.
- Là điểm nhấn: Đại từ có thể sử dụng để nhấn mạnh một đối tượng hoặc khái niệm cụ thể. Điều này giúp cho người nghe dễ dàng nắm bắt thông điệp mà người nói muốn truyền tải.
- Bổ trợ cho từ khác: Đại từ được sử dụng để bổ sung nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ, giúp câu văn thêm phong phú.
- Dùng để thay thế: Đại từ được xem là một thành phần thay thế, hạn chế việc lặp từ. Ví dụ, thay vì nói “Nga thích xem phim nên Nga mua nhiều đĩa DVD”, thì có thể sử dụng đại từ để chuyển thành ““Nga thích xem phim, nên cô ấy mua nhiều đĩa DVD”.
Để bé được thực hành và hiểu hơn về đại từ trong tiếng Việt thì ứng dụng KidsUP Tiếng Việt là một trợ thủ đắc lực dành cho trẻ 4 – 10 tuổi mà ba mẹ không nên bỏ qua. Để hiểu rõ hơn về ứng dụng học tiếng Việt thì KidsUP luôn có mã học thử dành cho tất các bé có thể trải nghiệm trước khi mua gói học. Ba mẹ có thể đăng ký học thử cho bé tại nút xanh bên trên và bên dưới nha ba mẹ nhé.
Chi tiết các loại đại từ trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt có 5 loại đại từ được sử dụng phổ biến. Ba mẹ có thể tham khảo thông tin sau đây để truyền đạt lại cho bé nhà mình nhé!
Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
Đại từ nhân xưng là loại đại từ dùng để chỉ người hoặc vật trong giao tiếp. Đại từ nhân xưng có thể phân biệt theo ngôi (người nói, người nghe, người được nhắc đến) và số (số ít, số nhiều).
Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt có ba ngôi:
- Ngôi thứ nhất: Được người viết/ người nói sử dụng để chỉ chính bản thân mình.
- Ngôi thứ hai: Được dùng để chỉ đối phương trong cuộc trò chuyện.
- Ngôi thứ 3: Được dùng để chỉ đối tượng được đề cập đến trong câu chuyện. Ngôi thứ ba sẽ không tham gia trực tiếp vào cuộc trò chuyện.
Phân loại | Số ít | Số nhiều |
Ngôi thứ nhất | Tôi, mình, tớ,… | Chúng tôi, chúng tớ, chúng mình,… |
Ngôi thứ hai | Bạn, anh, chị,… | Các bạn, các anh, các chị,… |
Ngôi thứ ba | Nó, họ, anh ấy, cô ấy,… | Bọn nó, bọn họ,… |
Bên cạnh đó trong tiếng Việt sẽ có một số danh từ được sử dụng như đại từ xưng hô, cụ thể:
- Những danh từ chỉ chức vụ được sử dụng như đại từ xưng hô. Ví dụ: Bộ trưởng, hiệu trưởng, cô giáo, thầy giáo, luật sư,…
- Những danh từ chỉ quan hệ trong gia đình được sử dụng như đại từ xưng hô. Ví dụ: Ba, mẹ, anh, em, ông, bà, bố,…
Kiến Thức Trẻ Cần Học: Quan hệ từ là gì? Các cặp quan hệ từ phổ biến trong tiếng Việt
Đại từ chỉ định trong tiếng Việt
Đại từ chỉ định trong tiếng Việt được sử dụng để chỉ (trỏ) về người, sự vật, sự việc được nói đến trong câu. Có hai loại đại từ chỉ định trong tiếng Việt, cụ thể:
- Đại từ chỉ định xác định: Được sử dụng để chỉ rõ một đối tượng xác định được nhắc đến trong ngữ cảnh giao tiếp. Ví dụ: Đó là ngôi nhà mà tôi đã sống (Đại từ “Đó” chỉ đối tượng ở khoảng cách vừa phải với người nói và người nghe).
- Đại từ chỉ định không xác định: Dùng để chỉ một đối tượng chưa được xác định rõ hoặc chưa được nhắc đến trong ngữ cảnh giao tiếp. Ví dụ: Cậu có biết cái này không? (Đại từ “này” sử dụng để chỉ về 1 đối tượng mà chưa được nhắc trước đó).
Đại từ bất định
Đại từ bất định được sử dụng để chỉ những đối tượng không xác định hoặc không có sự cụ thể. Chúng thường dùng trong các câu hỏi hoặc để nói về những đối tượng mà người nói không biết rõ. Ví dụ như: Ai đó, cái gì, khi nào, tại sao,…
Đại từ bất định được chia ra thành 7 loại khác nhau, cụ thể:
- Đại từ chỉ lượng: Dùng để chỉ số lượng của người, sự vật không xác định. Ví dụ: Nhiều người thích bộ phim này.
- Đại từ chỉ người: Dùng để chỉ người không xác định trong câu. Ví dụ: Ai đó đã lấy mất quyển sách của tôi.
- Đại từ chỉ vật: Dùng để chỉ vật không xác định trong câu. Ví dụ: Cái gì đang kêu vậy?
- Đại từ chỉ thời gian: Dùng để chỉ thời gian không xác định. Ví dụ: Khi nào bạn về?
- Đại từ chỉ địa điểm: Dùng để chỉ địa điểm không xác định. Ví dụ: “Tôi sẽ đi đâu đó vào mùa hè.”
- Đại từ chỉ cách thức: Dùng để chỉ cách thức không xác định. Ví dụ: Tôi sẽ cố gắng thuyết phục anh ấy bằng cách nào đó.
- Đại từ chỉ nguyên nhân: Dùng để chỉ nguyên nhân không xác định. Ví dụ: Tôi không biết vì sao nó lại xảy ra.
Kiến Thức Trẻ Cần Học: Lượng từ trong tiếng Việt là gì? Sự khác nhau của lượng từ và số từ
Đại từ nghi vấn
Đại từ nghi vấn là loại đại từ dùng để đặt câu hỏi trong câu. Nó có thể được sử dụng để hỏi về sự vật, sự việc, con người. Đại từ nghi vấn có 5 loại “gì, ai, nào, bao nhiêu, thế nào”.
Ví dụ:
- Ai đang đứng ngoài cửa?
- Cái gì đang được đặt trên bàn?
- Bạn thích đôi dép nào?
- Có bao nhiêu con mèo đang ngủ?
- Bạn cảm thấy buổi tiệc thế nào?
Đại từ sở hữu
Đại từ sở hữu được sử dụng để chỉ sự sở hữu của người, sự vật hoặc sự việc. Đại từ sở hữu trong tiếng Việt được chia thành 2 loại:
- Đại từ sở hữu xác định: Được sử dụng để làm rõ chủ sở hữu của một người, vật hoặc sự việc. Chúng được sử dụng theo ngôi thứ nhất, số ít. Ví dụ: Màu tóc của cô ấy rất đẹp.
- Đại từ sở hữu không xác định: Sử dụng để chỉ sự sở hữu của một người, vật hoặc sự việc không xác định. Ví dụ: Chiếc xe máy của ai?
Kết luận
Bài viết trên để chia sẻ với bạn toàn bộ những thông tin cần nắm về đại từ trong tiếng Việt. Có thể thấy rằng, việc giúp cho bé hiểu được khái niệm, đặc điểm và cách sử dụng sẽ giúp bé trở nên tự tin hơn trong giao tiếp. Đăng ký học thử để được trải nghiệm những lợi ích mà ứng dụng học tập của KidsUP mang lại.