Công Thức Tính Thể Tích Cho Mọi Hình Dạng Bạn Cần Biết

tổng hợp các công thức tính thể tích

Thể tích là một khái niệm cốt lõi trong hình học không gian, dùng để chỉ lượng không gian mà một vật thể ba chiều chiếm giữ. Các công thức tính thể tích không chỉ là công cụ toán học, mà còn là nền tảng cho nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống và các ngành khoa học kỹ thuật. Trong bài viết dưới đây, KidsUP sẽ cung cấp cho bạn đọc toàn bộ những thông tin cần biết về các công thức này nhé!

Thể Tích Là Gì?

Trong toán học, thể tích là đại lượng đo lường không gian ba chiều mà một vật thể chiếm giữ. Để tính thể tích của một hình không gian, ta sẽ sử dụng các đơn vị đo như mét khối (m³), centimet khối (cm³), hoặc lít (L). Nắm vững khái niệm và công thức tính thể tích sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kích thước và dung lượng của các vật thể trong không gian ba chiều.

Khái niệm thể tích trong toán học đơn giản
Khái niệm thể tích trong toán học đơn giản

Trong thực tiễn, hình khối không gian được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, nắm vững cách tính toán thể tích hình không gian có vai trò vô cùng quan trọng, giúp chúng ta đưa ra những quyết định chính xác hơn trong các lĩnh vực như xây dựng, thiết kế, và sản xuất. Chẳng hạn như trong xây dựng, việc tính toán thể tích giúp xác định lượng vật liệu cần thiết như bê tông, cát, đá, từ đó giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng công trình. 

Các Công Thức Tính Thể Tích Phổ Biến

Như đã đề cập đến ở trên, nắm vững các công thức tính thể tích hình khối là điều vô cùng quan trọng không chỉ về mảng học thuật mà còn trong đời sống. Đối với từng loại hình học không gian, bạn sẽ có một cách tính khác nhau dựa trên đặc điểm của chúng.

Các công thức tính thể tích hình khối dễ hiểu
Các công thức tính thể tích hình khối dễ hiểu

Công Thức Tính Thể Tích Của Hình Hộp Chữ Nhật

Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật là một trong những công thức cơ bản nhất trong hình học không gian. Hình hộp chữ nhật là hình khối ba chiều có sáu mặt đều là hình chữ nhật, được ứng dụng nhiều trong đời sống như hộp quà, bể nước, thùng carton,… Để tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta sẽ có công thức sau.

V = a × b × h

Trong đó:

  • a: chiều dài
  • b: chiều rộng
  • h: chiều cao

Ví dụ mẫu

Một chiếc hộp có chiều dài 10cm, rộng 5cm và cao 8cm. Hãy tính thể tích của chiếc hộp trong đề bài.

Giải: Thể tích của hộp là: V = 10 × 5 × 8 = 400cm³

Công Thức Tính Thể Tích Của Hình Cầu

Công thức tính thể tích hình cầu cho phép chúng ta tính toán thể tích của các vật thể có hình dạng cầu, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ thiên văn học, vật lý, đến sản xuất công nghiệp. Trong toán học, hình cầu là tập hợp tất cả các điểm trong không gian cách đều một điểm cho trước, gọi là tâm/ Ta có công thức tính thể tích hình cầu như sau:

V = (4/3) × π × r³

Với r: bán kính hình cầu

Ví dụ mẫu:

Một quả bóng có bán kính 7cm, thể tích của quả bóng là bao nhiêu?

Giải: Thể tích của quả bóng là: V = (4/3) × π × 7³ ≈ (4/3) × π × 343 ≈ 1436.8cm³

Công Thức Tính Thể Tích Của Hình Chóp

Hình chóp cũng là một trong những dạng hình học không gian cơ bản trong toán, là hình khối có đáy là một hình đa giác và các mặt bên là các hình tam giác có chung đỉnh. Tùy thuộc vào đáy của hình chóp là đa giác là gì mà ta sẽ có cách tính riêng. Công thức tính thể chung cho các loại hình chóp là:

V = (1/3) × S × h

Trong đó:

  • S: diện tích đáy
  • h: chiều cao từ đỉnh đến đáy

Ví dụ mẫu: 

Một hình chóp có đáy là hình vuông cạnh 4cm, chiều cao là 6cm. Hỏi thể tích của hình chóp này là bao nhiêu?

Giải: Ta có diện tích đáy của hình chóp dựa trên đề bài đã cho là: S = 4 × 4 = 16cm²

=> Vậy ta tính được thể tích của hình chóp là: V = (1/3) × 16 × 6 = 32cm³

Công Thức Tính Thể Tích Của Hình Trụ

Hình trụ là hình khối có hai đáy là hình tròn bằng nhau và song song, và mặt bên là hình chữ nhật cuộn tròn, thường xuất hiện trong các vật thể như lon nước ngọt, ống nước,… Với hình trụ, ta sẽ có công thưc tính thể tích như sau:

V = π × r² × h

Trong đó:

  • r: bán kính đáy
  • h: chiều cao

Ví dụ mẫu:

Một khối hình trụ bằng gỗ có bán kính đáy 3cm và cao 12cm. Hãy tính thể tích của khối hình trụ gỗ

Giải: Ta có thể tích của khối trụ gỗ là: V = π × 3² × 12 = π × 9 × 12 ≈ 339.29cm³

Công Thức Tính Thể Tích Của Hình Nón

Một trong những khối hình học cơ bản trong giáo trình toán hình học không gian là hình nón. Hình nón là hình khối có đáy là hình tròn và mặt bên là hình quạt tròn. Để tính thể tích của một vật dụng hình nón. ta sẽ sử dụng công thức sau:

V = (1/3) × π × r² × h

Trong đó:

  • r: bán kính đáy
  • h: chiều cao

Ví dụ mẫu:

Một hình nón có bán kính đáy 4cm, chiều cao 9cm. Dựa vào những dữ liệu trên, bạn hãy tính thể tích hình nón

Giải: Ta có thể tích hình nón là: V = (1/3) × π × 16 × 9 ≈ 150.8cm³

Công Thức Tính Thể Tích Của Hình Lăng Trụ

Hình lăng trụ là hình khối có hai đáy là hai đa giác bằng nhau và song song, và các mặt bên là các hình bình hành, được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng, sản xuất công nghiệp, và đời sống hàng ngày. Đối với hình lăng trụ, ta sẽ có công thức tính thể tích như sau:

V = S × h

Trong đó:

  • S: diện tích mặt đáy
  • h: chiều cao lăng trụ

Ví dụ mẫu:

Một lăng trụ tam giác bằng thủy tinh có đáy diện tích 20cm² và chiều cao 10cm. Dựa vào những số liệu trên, bạn hãy tính thể tích của hình:

Giải: Thể tích của hình lăng trụ tam giác thủy tinh là:  V = 20 × 10 = 200cm³

Các Lưu Ý Quan Trọng Khi Tính Thể Tích

Tính toán thể tích là một kỹ năng quan trọng, nhưng cũng đòi hỏi sự cẩn trọng và chính xác. Những sai sót nhỏ có thể dẫn đến kết quả sai lệch, ảnh hưởng đến các quyết định và ứng dụng thực tế. Sau đây là một vài lưu ý khi bạn muốn tính thể tích của một vật.

Những lưu ý khi tính thể tích hình học
Những lưu ý khi tính thể tích hình học

Lưu ý 1: Đơn Vị Đo Lường Thể Tích

Khi tính thể tích, điều đầu tiên cần ghi nhớ là sử dụng đúng đơn vị đo lường. Thể tích thường được đo bằng các đơn vị lập phương như:

  • mm³ (milimét khối)
  • cm³ (xentimét khối)
  • dm³ (đềximét khối)
  • m³ (mét khối)

Trong thực tế, tùy vào bài toán hoặc mục đích sử dụng mà chúng ta sẽ chọn đơn vị phù hợp. Ví dụ, thể tích của một cái hộp nhỏ có thể dùng đơn vị cm³, còn thể tích của một bể nước lớn sẽ dùng m³. Việc thống nhất đơn vị trước khi tính toán là điều bắt buộc, nếu không sẽ dẫn đến sai số nghiêm trọng.

Ngoài ra, cần chú ý chuyển đổi đơn vị nếu đề bài cho kích thước ở các đơn vị khác nhau. Ví dụ, nếu chiều dài tính bằng cm còn chiều rộng tính bằng dm, bạn phải đổi về cùng một đơn vị trước khi áp dụng công thức.

Lưu ý 2: Những Lỗi Thường Gặp Khi Tính Thể Tích

Một số lỗi phổ biến mà học sinh thường gặp khi giải bài toán thể tích bao gồm:

  • Nhầm lẫn giữa diện tích và thể tích: Nhiều em thường chỉ nhân hai kích thước (dài × rộng) thay vì cả ba (dài × rộng × cao).
    Sai công thức: Mỗi hình khối có công thức tính thể tích khác nhau. Ví dụ: thể tích hình hộp chữ nhật khác với thể tích hình trụ hay hình chóp. Dùng sai công thức là lỗi rất thường gặp.
  • Bỏ sót yếu tố hình học đặc biệt: Có những hình khối không đơn giản là hình hộp hay hình cầu. Ví dụ, thể tích của một bể có dạng nửa hình cầu cần được tính riêng biệt rồi cộng lại với các phần khác.
  • Không chú ý đến đơn vị đo: Như đã đề cập ở trên, việc bỏ qua việc quy đổi đơn vị là một trong những nguyên nhân gây ra sai kết quả.

Phần Mềm Hỗ Trợ Tính Thể Tích Online

Hiện nay có rất nhiều phần mềm và trang web trực tuyến giúp người dùng tính thể tích một cách nhanh chóng và chính xác. Một số phần mềm và website phổ biến và hoàn toàn miễn phí có thể kể đến như:

  • Omni Calculator: Đây là một trong những công cụ tính toán online nổi tiếng, hỗ trợ tính thể tích cho tất cả các hình khối phổ biến. Bạn chỉ cần nhập các thông số như bán kính, chiều cao, cạnh… là có kết quả ngay lập tức.
  • Symbolab: Ngoài khả năng giải phương trình, Symbolab còn có công cụ tính thể tích với phần hướng dẫn từng bước rất trực quan. Rất phù hợp với học sinh đang cần hiểu sâu và rèn luyện tư duy giải toán.
  • GeoGebra: Là phần mềm toán học tương tác, GeoGebra không chỉ hỗ trợ tính thể tích mà còn giúp học sinh trực quan hóa hình khối qua mô hình 3D.

Kết Luận

Những thông tin trong bài viết trên là toàn bộ những chia sẻ của KidsUP về các công thức tính thể tích hình học không gian. Hy vọng với những kiến thức mà KidsUP đã cung cấp, bạn đọc có thể dễ dàng giải quyết các bài toán liên quan đến tính thể tích hình khối. Các bạn hãy đón đọc những bài viết sắp tới của KidsUP để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!