Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ? Những sang chấn thời thơ ấu để lại những vết hằn tâm lí nghiêm trọng hơn bao giờ hết, và điều này có thể xảy ra khi chúng ta không biết, với những tác nhân chúng ra không ngờ tới, vậy nên không có biểu hiện nào là “không cần thiết”, “bình thường”, hay “không đủ nghiêm trọng” cả!
1. THÔNG CẢM VỚI CON
Bước vào và làm quen với môi trường mới, bạn bè và thầy cô dễ khiến trẻ cảm thấy đôi chút bối rối và căng thẳng. Ba mẹ có thể cùng con chuyện trò để đưa ra một lúc tiêu phù hợp, để trẻ có thể cố gắng đạt được mà không quá áp lực cho bé.
2. TRÒ CHUYỆN VỚI CON
– “Con thích học môn nào nhất? Con thích học Văn hay Toán hơn?”
– “Dạo này cô dạy con những gì?”
– “Con có thấy khó chỗ nào không?”
– “Con muốn được trò chuyện thêm với các bạn không? Mẹ có thể hỏi cô giáo hoặc mình gọi điện video cho các bạn nhé?”
Trong ngày ba mẹ hãy cố bỏ ra một khoảng thời gian để hỏi thăm con, vừa khiến con cảm thấy được coi trọng, chú ý và quan tâm tới, cũng giúp con cảm thấy cởi mở hơn về những vấn đề của bản thân, và ba mẹ luôn bên cạnh em.
Khi con lớn hơn thì chủ đề của những cuộc trò chuyện cũng cần đa dạng, nhạy cảm và sâu sắc hơn. Có thể bé chưa sẵn sàng để nói về bản thân ngay từ đầu, nên ba mẹ hãy kiên nhẫn, cố gắng kể những câu chuyện của bản thân trước, và cho con thêm thời gian.
3. ĐỘNG VIÊN, KHEN NGỢI
“Hôm nay mẹ thấy con chăm chú hơn hôm qua đấy!”
“Hôm nay con làm được nhiều câu đúng hơn hôm trước rồi này!”
“Bài này khó quá nhỉ, không sao con cũng đã rất cố gắng, con chỉ cần để ý hơn chỗ này…”
“Giỏi quá! Hôm nay mẹ sẽ nấu món gì đó con thích nhé ^^!”
“Không sao, con cần sửa lại chỗ này là được, mẹ con mình pha gì đó uống cho thoải mái nhé ^^!”
>>> Tìm hiểu thêm: 4 Lợi Ích Không Ngờ Của Bữa Cơm Gia Đình
Dù con còn nhỏ hay đã trưởng thành thì những lời động viên và khuyến khích từ ba mẹ luôn quan trọng và cần thiết. Ba mẹ không nên quá coi trọng kết quả, và nhấn mạnh vào quá trình thay đổi của con, để trẻ có thể khắc phục và phát huy tốt hơn vào lần sau mà em không cảm thấy bị thúc ép, gò bó.
4. VUI CHƠI, THƯ GIÃN
Mỗi đứa trẻ có những sở thích và cách giải trí khác nhau, ba mẹ có thể thảo luận với con về 1 khoảng thời gian cố định trong ngày để vui chơi và thư giãn theo cách con muốn nhé!
5. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÙNG GIA ĐÌNH
Những cái ôm và da kề da với những thành viên khác trong gia đình khiến mọi người thêm gần gũi và yêu thương nhau hơn. KidsUP xin phép giới thiệu một số hoạt động đơn giản và thư giãn để cả nhà mình cùng làm với nhau nhé:
– Cùng tập thể dục
– Xem phim
– Chơi cờ, cá ngựa, bài Uno, …
– Ăn tối bên nhau
– Ba mẹ kể chuyện của ba mẹ, và con kể chuyện của con, cả nhà được lắng nghe và hiểu hơn về nhau
6. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP
Trẻ con rất dễ xao lãng, nên ba mẹ hãy chắc chắn rằng không gian con học yên tĩnh và tránh những vật dụng không cần thiết nhất có thể nhé! Thay vào đó ba mẹ có thể gợi ý và sắp xếp một số hoạt động thể chất/ sáng tạo nhẹ nhàng để cải thiện sự tập trung và năng lượng của con sau mỗi tiết học.
7. DUY TRÌ KẾT NỐI CỦA CON VỚI BẠN BÈ
Tất nhiên không thể thiếu những cuộc chuyện trò trao đổi và góp ý từ giáo viên của bé ba mẹ ạ! Điều này rất quan trọng rằng ba mẹ cũng cần hiểu về những thay đổi và khó khăn của cách thức học mới của con và cùng cô giáo thống nhất những cách hỗ trợ và động viên con tốt nhất.
Ví dụ như chia nhỏ các mục tiêu và bài tập của con để bé có thể dần dần hoàn thành từng bước nhỏ. Cảm giác đạt được từng thành tựu một giúp giảm bớt sự chán nản và gia tăng động lực cho con.
Nếu không thể tự giải quyết, hoặc còn nhiều bối rồi, cha mẹ đừng ngại ngần tìm kiếm trự giúp đỡ từ giáo viên và những chuyên gia.
>>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY