Một kỹ năng quan trọng mà bé cần phải được trang bị trước khi chính thức bước vào lớp 1 chính là tập viết chữ. Khi đã được thực hành cơ bản cách cầm bút và viết, bé sẽ tự tin hơn trong quá trình học tập. Trong nội dung sau đây, KidsUP sẽ chia sẻ đến bạn cách dạy trẻ tập viết cho các bé dễ dàng.
Độ tuổi nào thích hợp để bắt đầu dạy trẻ tập viết?
Trước khi bạn dạy bé cách tập viết thì ba mẹ cần phải biết được độ tuổi nào thích hợp để bắt đầu tập viết. Bởi vì nếu dạy bé quá sớm thì có thể cổ tay và các ngón tay của bé còn yếu để cầm bút để luyện các đường nét.
Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để tập viết
Thông thường, thì khoảng thời gian phù hợp nhất cho bé tập viết chữ là 6 tháng trước khi bước vào lớp 1. Nhưng ba mẹ cũng có thể cho con tập viết chữ sớm hơn nếu bé có những dấu hiệu sẵn sàng cho việc học viết chữ.
Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để tập viết như:
- Khả năng cầm bút và cọ: Trẻ có thể cầm bút hoặc cọ với tư thế thoải mái, không gượng ép.
- Độ linh hoạt của các cơ: Trẻ có thể sử dụng các ngón tay một cách linh hoạt và chính xác hơn để điều khiển bút.
- Khả năng kiểm soát nét vẽ: Trẻ có thể kiểm soát được nét vẽ của mình, điều chỉnh kích thước và hình dạng của các nét chữ.
- Quan sát và sao chép: Trẻ có thể quan sát và sao chép các hành động của người lớn hoặc các mẫu chữ để học viết.
- Sự sẵn sàng: Nếu trẻ thể hiện sự quan tâm đến việc học viết và có sự sẵn sàng, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sẵn sàng để bắt đầu.
Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi dạy trẻ tập viết quá sớm
Dạy trẻ tập viết là một quá trình quan trọng, nhưng có thể gặp phải một số sai lầm khi cha mẹ bắt đầu quá sớm. Nếu như bạn phạm những sai lầm này thì quá trình dạy bé tập viết sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
Dưới đây là một số sai lầm thường gặp trong cách dạy trẻ tập viết:
- Bắt buộc quá sớm: Đôi khi cha mẹ có thể áp đặt việc học viết quá sớm lên trẻ khi chưa sẵn sàng. Điều này có thể gây áp lực và làm mất hứng thú của trẻ đối với việc học tập.
- Các bài tập quá khó: Ba mẹ giao cho trẻ vào các bài tập viết quá khó, không phù hợp với khả năng hiện tại của bé, có thể làm giảm tự tin và ham muốn học tập của trẻ.
- Thiếu sự khích lệ: Việc học viết đôi khi có thể khó khăn đối với trẻ. Do đó, cha mẹ cần khuyến khích và khen ngợi nỗ lực của trẻ, thay vì chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo: Hướng dẫn bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 cho trẻ mới bắt đầu
Các bước dạy trẻ tập viết chữ tại nhà
Vậy thì cách dạy trẻ tập viết tại nhà như thế nào là hiệu quả cho trẻ? Ba mẹ có thể tham khảo 5 bước cơ bản sau đây để dạy bé tập viết nhé!
Bước 1: Làm quen với bút và giấy
Bước đầu tiên trong quá trình dạy trẻ tập viết chữ là làm quen với bút và giấy. Đây là bước quan trọng để trẻ có thể làm quen với các dụng cụ viết cơ bản khi sử dụng chúng.
Bạn nên chọn những cây bút viết và loại giấy mà trẻ dễ dàng sử dụng và cảm thấy thoải mái khi viết. Sau đó, ba mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách cầm bút đúng cách. Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa của bé dùng để cố định bút và các ngón tay còn lại được sử dụng để giữ giấy.
Bước 2: Luyện tập các nét cơ bản
Ba mẹ không nên bắt trẻ viết các chữ cái ngay từ đầu. Thay vào đó, bạn hãy khuyến khích trẻ thực hành viết các đường thẳng, vòng tròn và các đường nét cơ bản khác để làm quen với việc sử dụng bút.
Điều này giúp bé phát triển khả năng kiểm soát tay viết nhanh tiến bộ hơn. Bạn có thể hướng dẫn bé bắt đầu từ các nét đơn giản như các đường thẳng ngắn, cong nhẹ và các nét nối giữa chúng để hình thành các chữ cái cơ bản.
Bước 3: Tập viết các chữ cái
Bước 3 trong quá trình dạy bé tập viết là tập viết các chữ cái. Đây là giai đoạn để bé bắt đầu học viết các chữ cái cơ bản từ các đường nét đã luyện trước đó. Ba mẹ cần hướng dẫn bé từng nét của từng chữ cái một. Điều này đảm bảo bé hiểu và có thể sao chép đúng các nét cơ bản như nét ngang, nét dọc, các đường cong.
Bạn có thể bắt đầu từ những chữ cái đơn giản như a, b, c, d… Ba mẹ có thể viết mẫu cho con chữ cái đó để bé lấy làm mẫu rồi bắt chiếc theo. Điều này giúp con sẽ có được sự khởi đầu nhẹ nhàng hơn, hạn chế áp lực học tập.
Bước 4: Tập viết các từ và câu đơn giản
Khi bé đã thành thạo từng chữ cái riêng lẻ thì bạn có thể bắt đầu hướng dẫn bé tập viết các từ và các câu đơn giản. Ba mẹ nên bắt đầu bằng từ những từ vựng ngắn và quen thuộc mà bé dễ hiểu như tên các loại đồ dùng, màu sắc, động vật,…
Để tránh tình trạng nhàm chán cho trẻ khi học thì ba mẹ nên yêu cầu bé viết các câu đơn giản về những điều mà bé thích hoặc những câu chuyện ngắn đơn giản. Bạn nên khuyến khích bé luyện viết các từ và câu nhiều lần để làm quen với cách viết và cải thiện độ chính xác.
Bước 5: Ứng dụng công nghệ hỗ trợ trẻ học viết
Trong thời buổi phát triển của công nghệ số việc dạy bé tập viết thông qua các app giáo dục hỗ trợ đã trở nên phổ biến. Trong số đó, ứng dụng học KidsUP tiếng Việt chính là sự lựa chọn được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Đây là ứng dụng giúp trẻ học mọi lúc mọi nơi mà không cần kết nối mạng.
Ứng dụng này không chỉ hướng dẫn bé tập viết trên giấy ô ly theo Bộ Giáo Dục mà còn có những bài tập giúp các bé cải thiện việc viết chữ hiệu quả. Bé thoải mái tẩy xóa và tập viết lại không giới hạn số lần.
Trong đó còn có hơn 165 bài tập viết từ những nét cơ bản như nét cong, nét móc,… đến các chữ số, chữ hoa, chữ thường. Tất cả những đường nét này đều được tích hợp trên quy chuẩn ô ly trong tập. Điều này giúp bé có thể làm quen với giao diện của ô ly ngay từ lúc bắt đầu.
Ba mẹ có thể xem video dưới đây để hiểu hơn về cách dạy trẻ tập viết tại nhà của ứng dụng KidsUP tiếng Việt nhé. Nếu ba mẹ thấy ứng dụng giáo dục này phù hợp với bé nhà mình thì đừng ngần ngại mà đăng ký cho con học thử tại nút xanh ba mẹ nhé.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo: 5+ phương pháp dạy trẻ kém tập trung được nhiều ba mẹ áp dụng
Những lưu ý quan trọng khi dạy trẻ tập viết tại nhà
Khi ba mẹ thực hiện cách dạy trẻ tập viết tại nhà cần lưu ý một vài điều quan trọng. Sau đây là những yếu tố cần đảm bảo rằng bé có thể phát triển các kỹ năng viết một cách hiệu quả và thoải mái.
Tư thế ngồi và cách cầm bút đúng
– Tư thế ngồi
Sau đây là tư thế ngồi đúng để tạo nên sự thoải mái, hạn chế tình trạng bị cận ở trẻ:
- Ngồi thẳng lưng: Đảm bảo rằng trẻ ngồi thẳng lưng để hỗ trợ sự tập trung và giúp phòng ngừa các vấn đề về cột sống sau này.
- Chân đặt chắc chắn: Đặt chân trẻ chắc chắn xuống mặt đất hoặc sử dụng một chân để giữ cho trẻ ổn định khi viết.
- Khoảng cách đến bàn: Khoảng cách giữa người ngồi và bàn phù hợp. Trong đó khoảng cách từ mắt cho đến vỡ sẽ dao động từ 25 đến 30 cm.
- Góc độ của bàn và ghế: Điều chỉnh góc độ của bàn và ghế sao cho phù hợp với chiều cao của trẻ, giúp bé có thể viết một cách tự nhiên và thoải mái.
– Cách cầm bút
Sau đây chính là cách cầm bút đúng cách để bé hạn chế bị tình trạng chai tay:
- Ngón cầm: Sử dụng ba ngón là ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái để cầm. Trong đó phần ngón cái và ngón giữa sẽ giữ thân bút, ngón trỏ đặt ở phần thân, cách đầu bút khoảng 2 cm.
- Điều chỉnh: Ngón trỏ và ngón cái có nhiệm vụ điều chỉnh hướng đi của bút.
- Góc đặt: Đặt bút nghiêng với mặt giấy khoảng 45 độ.
Không nên tạo áp lực cho trẻ
Một trong những lưu ý quan trọng trong cách dạy trẻ tập viết chính là không nên tạo áp lực cho bé. Áp lực có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Ba mẹ cần hiểu rằng, việc học viết nên là một trải nghiệm mới đối với bé, không phải là gánh nặng tinh thần cho trẻ.\
Ngoài ra, bạn không nên chỉ tập trung vào việc hoàn thành và đạt được kết quả. Ba mẹ cần quan tâm đến quá trình học tập và sự tiến bộ của trẻ nhiều hơn. Việc này sẽ giúp trẻ học hỏi và phát triển một cách toàn diện hơn.
Kiên nhẫn và đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình học
Khi có sự kiên nhẫn từ người lớn, trẻ cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn vào khả năng của mình. Bé biết rằng dù gặp khó khăn, sẽ luôn có người sẵn sàng hỗ trợ và động viên.
Việc có sự đồng hành từ phụ huynh sẽ giúp trẻ duy trì động lực và hứng thú trong quá trình học tập. Bé cảm thấy được quan tâm và yêu thích việc học viết hơn khi có người thân quan tâm và thúc đẩy.
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ với bạn cách dạy trẻ tập viết chi tiết nhất. Ba mẹ nên hiểu rằng đây là một quá trình cần có sự đồng hành của phụ huynh để bé có thể tự tin hơn trên con đường học tập. Nếu như ba mẹ đang có ý định cho bé làm quen với các con chữ thì có thể tham khảo ứng dụng KidsUP để học thử nhé!