Trẻ chậm nói luôn là vấn đề khiến nhiều ba mẹ lo lắng vì sợ rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong tương lai. Vậy đâu là những nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị chậm nói? Làm sao để khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ? Ba mẹ hãy cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp chi tiết và biết thêm những mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói hiệu quả nhất nhé!
Nguyên nhân và dấu hiệu của trẻ chậm nói
Trước khi tìm hiểu về các mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói, ba mẹ nên biết nguyên nhân và dấu hiệu chậm nói ở bé để hiểu rõ hơn về tình trạng này. Sau đây là những nguyên nhân và dấu hiệu phổ biến của trẻ chậm nói dành cho ba mẹ đang quan tâm:
Nguyên nhân trẻ chậm nói
Thông thường, tình trạng trẻ bị chậm nói sẽ chỉ xảy ra tạm thời và muộn hơn so với lứa tuổi chứ không kéo dài lâu ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc bé bị chậm nói có thể xuất phát từ những nguyên nhân nghiêm trọng hơn như do bệnh lý hoặc môi trường sống của bé. Cụ thể:
Do bệnh lý
Với những trẻ gặp vấn đề về tai, mũi, họng hoặc các bệnh nghiêm trọng như viêm màng não, điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ của bé. Đây đều là những bệnh lý làm giảm khả năng nghe và tiếp thu ngôn ngữ của bé, từ đó làm chậm quá trình trẻ tập nói hơn so với bình thường.
Ngoài ra, tự kỷ cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị chậm nói. Việc mắc phải hội chứng này sẽ khiến não bộ của trẻ không thể phát triển tốt như các bạn đồng trang lứa, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp và hình thành ngôn ngữ của bé.
Ba mẹ thắc mắc: Trẻ chậm nói có bị ảnh hưởng đến trí tuệ không?
Do môi trường sinh sống
Trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ, đây đồng thời cũng là giai đoạn bé đang phát triển nhận thức và dần dần tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh. Vì thế, để bé nhà mình mau nói, ba mẹ cần chơi và giao tiếp với trẻ nhiều hơn.
Tuy nhiên, không ít ba mẹ vì quá bận rộn mà quên đi thời gian nói chuyện hay chơi với bé hàng ngày. Điều này khiến cho trẻ không có cơ hội để học cách nói, từ đó trở nên chậm nói hơn so với các bé trong cùng độ tuổi khác.
Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp trẻ sống trong môi trường đa ngôn ngữ bị chậm nói. Điều này là bởi việc tiếp thu nhiều ngôn ngữ cùng một lúc có thể khiến bé bị nhầm lẫn ngôn ngữ, khiến cho não bộ của con khó hình thành ngôn ngữ để giao tiếp với ba mẹ.
Dấu hiệu trẻ chậm nói từ 3 tháng tới 36 tháng tuổi
Với từng giai đoạn phát triển khác nhau, bé sẽ có những biểu hiện bị chậm nói riêng biệt mà ba mẹ cần hết sức lưu ý. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ chậm nói được phân chia cụ thể theo từng tháng tuổi:
- Giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi: Một trong những dấu hiệu điển hình của trẻ chậm nói trong giai đoạn này đó là bé thường không bị giật mình hay ngoáy đầu nhìn về phía có tiếng động. Ngoài ra, bé ít khi nói bập bẹ, cười thành tiếng hoặc phát ra các âm thanh như “a”, “o”.
- Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi: Với giai đoạn này, các bé chậm nói thường có biểu hiện thờ ơ, không phản ứng khi được gọi tên, cũng không hứng thú với đồ chơi hoặc những hoạt động xung quanh. Ngoài ra, bé cũng không cố gắng bập bẹ phát ra âm thanh và không thể nói những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”, “ông”, “bà” – đây đều là những từ đơn giản mà các bé trong giai đoạn này đã có thể nói được.
- Giai đoạn 18 – 36 tháng tuổi: Trường hợp bé chậm nói trong giai đoạn này sẽ thường chỉ thích chơi một mình, không chủ động tương tác với người thân, bạn bè hay các sự việc xung quanh. Ngoài ra, vốn từ vựng của trẻ khá hạn chế, chỉ nói được một vài từ đơn lẻ mà không thể nối chúng thành một câu đơn giản.
Mời ba mẹ tham khảo: Bài test trẻ chậm nói trong ASQ-3 bộ từ 0 tới 35 tháng tuổi
5 mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói không do bệnh lý
Nếu bé nhà mình bị chậm nói, chắc hẳn ba mẹ nào cũng sẽ lo lắng và tìm cách chữa dứt điểm tình trạng này của con. Đối với những trường hợp nhẹ trẻ bị chậm nói không phải do bệnh lý, thông thường nhiều gia đình sẽ áp dụng những mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói để hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ. Cụ thể, 5 mẹo dân gian chữa trẻ tập nói đã được nhiều ba mẹ áp dụng thành công nhất đó là:
Mẹo chữa trẻ chậm nói với hành động giật đồ
Một trong những mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói được nhiều ba mẹ áp dụng đó là thực hiện hành động giật đồ. Theo đó, ba mẹ sẽ cần bế trẻ ra những nơi có đông người qua lại như chợ, công viên, phố đi bộ,… và quan sát xem có ai đang ăn thứ gì không, họ có phải là người hoạt bát và giỏi ăn nói hay không.
Sau khi đã nhắm đến đối tượng phù hợp, ba mẹ sẽ lại gần họ rồi nhanh chóng “giật” đồ ăn trên tay người đó và đút cho trẻ ăn. Theo như các bậc phụ huynh thời xưa truyền lại, hành động này mang ý nghĩa “cướp lời”, “nhận vía” để bé nhận được tài ăn nói hay, giúp bé mau nói hơn.
Nội dung có thể ba mẹ quan tâm: Phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà ba mẹ nào cũng làm được
Do là hành động giật đồ nên sau khi thực hiện xong, ba mẹ cần yên lặng và đưa bé đi ngay. Điều này là để bé tránh bị “mất vía” khéo ăn khéo nói, cũng như tránh được những mâu thuẫn sau khi thực hiện mẹo này. Hiện nay, hành động giật đồ được cho là thiếu lịch sự, dễ gây ra những hiểu lầm và xung đột không đáng có. Do đó, ba mẹ cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện mẹo giật đồ để chữa trẻ chậm nói.
Cho trẻ nhìn miệng người lớn lúc nói chuyện
Bên cạnh mẹo giật đồ, cho bé nhìn khẩu hình lúc nói chuyện của người lớn cũng là một cách dạy trẻ chậm nói theo dân gian hiệu quả. Với mẹo này, ba mẹ sẽ giúp trẻ có thể học cách phát âm và hình thành ngôn ngữ thông qua việc quan sát, bắt chước các cử động miệng của ba mẹ.
Đây không chỉ là một mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói được ông bà ta áp dụng từ thời xưa, mà phương pháp này còn đã được khoa học chứng minh sự hiệu quả và được nhiều chuyên gia khuyến khích ba mẹ khi dạy con. Để thực hiện cho trẻ nhìn miệng người lớn lúc nói chuyện, ba mẹ sẽ cần giao tiếp với bé một cách chậm rãi, đặt mình ngang tầm mắt với bé để trẻ dễ quan sát khuôn miệng hơn.
Khi nói chuyện với con, ba mẹ hãy nhấn vào những âm quan trọng để bé rèn luyện khả năng tiếp thu ngôn ngữ của mình. Đồng thời, ba mẹ hãy cố gắng duy trì việc nói chuyện với bé hàng ngày nhé! Điều này sẽ giúp con quen thuộc với ngôn ngữ, từ đó kích thích khả năng nói chuyện lưu loát của con.
Hát chầm chậm cho trẻ nghe
Nếu ba mẹ còn đang băn khoăn nên áp dụng cách nào để chữa trẻ chậm nói, ba mẹ hãy thử áp dụng mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói bằng cách hát chầm chậm cho bé nghe nhé! Đây cũng được xem là một mẹo dân gian quen thuộc, được nhiều gia đình áp dụng để chữa chậm nói ở trẻ.
Để thực hiện mẹo này một cách hiệu quả, ba mẹ cần lựa chọn những bài hát đơn giản, có giai điệu chậm rãi và ca từ dễ hiểu. Khi hát, ba mẹ hãy hát cho bé tròn vành từng chữ một để bé có thể cảm thụ giai điệu của âm nhạc, cũng như ngôn từ của lời hát. Đồng thời, ba mẹ có thể giao tiếp với trẻ bằng mắt, biểu cảm hoặc khuyến khích trẻ ê a theo để con hứng thú và tiếp thu ngôn ngữ nhanh hơn.
Mẹo dân gian chữa trẻ tập nói này không chỉ giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ mà còn khơi gợi sự hứng thú, giúp bé vui vẻ hơn khi học nói. Hãy kiên nhẫn và dành thời gian hàng ngày để hát và tương tác với trẻ ba mẹ nhé, chắc chắn ba mẹ sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong khả năng ngôn ngữ của con sớm thôi!
Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cách ăn lưỡi heo
Ngoài những mẹo chữa bệnh chậm nói ở trẻ đã được kể trên, ba mẹ cũng có thể thử áp dụng mẹo cho bé ăn lưỡi heo để bé mau nói hơn. Mặc dù chưa có minh chứng khoa học cụ thể, mẹo dân gian quen thuộc này đã được rất nhiều gia đình áp dụng ngày nay bởi độ hiệu quả của nó.
Theo kinh nghiệm dân gian, ba mẹ nên cho bé trai ăn 9 lưỡi heo còn bé gái chỉ cần ăn 7 cái lưỡi. Tuy nhiên, ba mẹ không cần cho bé ăn nguyên cả lưỡi mà chỉ cần sử dụng phần chóp lưỡi.
Ngoài ra, tùy theo độ tuổi và sở thích của con, ba mẹ có thể chế biến lưỡi heo thành nhiều món ăn khác nhau để trẻ không bị ngán và dễ ăn hơn. Một số món ăn với lưỡi heo ba mẹ có thể chế biến cho trẻ ăn đó là lưỡi heo luộc, cháo lưỡi heo, lưỡi heo nấu canh,…
Cho trẻ ăn mật ong để chữa chậm nói
Cuối cùng, một mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói vô cùng hiệu quả mà ba mẹ nào cũng nên biết đó là cho trẻ ăn mật ong. Mật ong giúp họng của bé khỏe mạnh dễ phát ra những âm thanh rõ tiếng hơn.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, ba mẹ không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng mật ong nguyên chất hoặc chưa tiệt trùng. Điều này là bởi trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn để chống lại vi khuẩn xuất hiện trong đường tiêu hóa sau khi dùng mật ong, và có nguy cơ cao trẻ sẽ bị ngộ độc mật ong.
Do đó, ba mẹ chỉ nên áp dụng mẹo cho trẻ ăn mật ong để chữa chậm nói đối với trẻ hơn 1 tuổi. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần nên lưu ý liều lượng mật ong cho trẻ uống, đồng thời nên pha loãng mật ong với nước để bé dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong mật ong.
Kết Luận
Trong bài viết vừa rồi, KidsUp đã chia sẻ đến ba mẹ những nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị chậm nói, cũng như 5 mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói hiệu quả đã được áp dụng từ xưa đến nay. Mong rằng qua nội dung trên, ba mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích để đồng hành cùng con phát triển toàn diện sau này.