Nền tảng giúp con biết đọc, biết viết tiếng Việt chính là bảng chữ cái. Tuy nhiên, làm sao để dạy bảng chữ cái cho các bạn nhỏ mới chỉ 3 – 4 tuổi với khả năng tập trung còn hạn chế, thích chơi hơn thích học thì không hề đơn giản. Kids UP gợi ý bố mẹ các phương pháp dưới đây phù hợp với tâm lý và khả năng của trẻ, để bé hiểu lâu nhớ sâu bảng chữ cái.
Dạy con cách nhớ bảng chữ cái lâu (nguồn: tikibook)
Học bảng chữ cái cùng con ở mọi lúc mọi nơi
Với các bé 3 – 4 tuổi, sự ưu tiên hàng đầu vẫn là các trò chơi và sự hào hứng, thích thú của các con. Vậy nên việc học bảng chữ cái một cách nhẹ nhàng sẽ giúp con thoải mái, việc tiếp thu không cần nhanh nhưng bé hiểu sâu nhớ lâu. Để mọi thứ thoải mái, bố mẹ không nên giới hạn bất kỳ không gian học và thời gian học nào của con. Bạn hướng dẫn trẻ được tập đọc các chữ cái ở mọi nơi, miễn là lúc nào con đang hào hứng, vui vẻ.
Khi bố mẹ dẫn con đi chơi công viên, thăm họ hàng, đi siêu thị… bạn vẫn có thể dạy con học. Ví dụ như khi thấy một biển quảng cáo, bạn hỏi con trên bảng kia có những chữ cái gì thế? Đố con trong tờ thực đơn này có chữ N/H/O không? Việc gợi nhắc một cách tự nhiên sẽ khiến bé yêu hứng thú và cho trẻ cơ hội thực hành và nhớ lâu bảng chữ cái hơn.
Dạy con nhớ lâu bảng chữ cái mọi lúc mọi nơi (Nguồn: depositphotos)
Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe là cách dạy bé nhớ lâu bảng chữ cái
Bố mẹ có thể đọc sách, kể chuyện cho bé mỗi tối trước khi đi ngủ để cung cấp các thông tin hữu ích. Một cuốn truyện rất mỏng thôi, nhưng bạn khuyến khích con phân tích dòng này có những chữ cái gì, giải thích cho con hiểu khi con đọc, nhờ đó bé sẽ dần hình thành tính tự giác đọc và hiểu các câu chuyện con yêu thích mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ.
Hãy bắt đầu bằng các truyện liên quan đến thế giới quanh bé mà bé yêu thích. Con sẽ có động lực đọc sách hơn, lưu ý lựa chọn truyện phù hợp lứa tuổi của con để con sẵn sàng tiếp cận và bố mẹ kiểm soát được nội dung câu chuyện nhé!
Thường xuyên thực hành mới giúp dạy bé nhớ lâu bảng chữ cái
Bố mẹ nên dùng ngón tay hoặc thước kẻ chỉ lần lượt vào từng chữ trong bảng chữ cái, đọc dõng dạc, tròn vành rõ chữ và yêu cầu con nhắc lại. Việc này giúp não bộ của bé hình thành các kết nối âm thanh con được nghe đồng thời với hình ảnh chữ cái bố mẹ đang chỉ vào. Bé dần dần ghi nhớ cách đọc của từng từ. Bố mẹ hãy dạy con chữ thường đến khi con thuộc lòng rồi mới chuyển sang chữ in hoa nhé.
Dùng ngón tay hoặc thước kẻ chỉ vào từng chữ cái (nguồn: learnwithhomer)
Sau khi hướng dẫn bé đọc, bố mẹ có thể cho vài ví dụ để con được thực hành thường xuyên. Khi được nhắc lại đủ nhiều, bé sẽ ghi nhớ và thuộc lâu bảng chữ cái hơn.
Không thể bỏ qua việc phát âm của trẻ
Khi mới học chữ cái, trẻ sẽ khó phát âm chuẩn từ đầu như bố mẹ. Tuy nhiên, không nên quá xét nét phát âm ngay từ đầu của con, nhưng bố mẹ cũng không nên “nhại lại” phát âm sai của bé, mà vẫn nên tiếp tục phát âm chuẩn mực. Bạn nên giải thích cho bé hiểu việc phát âm chuẩn quan trọng cho việc nghe chép chính tả sau này, giúp người nghe tiếp nhận đúng câu chuyện mà bé đang kể.
Bố mẹ cũng nên sửa phát âm khi giao tiếp hàng ngày với con, nhưng không nên quá xét nét khiến bé nản chí, chán học, mà hãy kiên nhẫn vì chúng sẽ khắc phục dần các lỗi phát âm này khi trưởng thành hơn.
Ghi nhớ hình ảnh để liên tưởng chữ cái
Bạn nhỏ nào cũng thích các hình ảnh vui nhộn, vậy nên bố mẹ đừng bỏ qua các cuốn sách có hình minh họa càng màu sắc tươi sáng càng cuốn hút bạn nhỏ nhé. Trong các dạy con nhớ lâu bảng chữ cái này, bố mẹ nên cho con xem các bức hình đi kèm với dòng giải thích bằng chữ cái này. Hình ảnh sinh động gây kích thích thị giác cũng như sự tập trung của con, con sẽ tiếp thu hiệu quả hơn và ghi nhớ lâu hơn. Bố mẹ lưu ý nhé!
Học bảng chữ cái tưởng không dễ nhưng dễ không tưởng thông qua các trò chơi (Nguồn: thisreadingmama)
Chơi các trò chơi liên quan tới chữ cái
Trẻ học tập qua các trò chơi. Sự chinh phục khiến con tập trung và kiến thức nhờ đó được tiếp thu hiệu quả hơn. Những ứng dụng Giáo dục sớm bao gồm phần học tiếng Việt là lựa chọn tuyệt vời để con vừa được thử thách khả năng bản thân, vừa tích lũy kiến thức. Bé được tương tác ấn – chạm vào hình, đi kèm với đó là chữ cái và cùng lúc ấy audio phát âm phát lên, giúp con tận dụng Đa giác quan để học hỏi.
Đếm chữ cái trong hình, tìm chữ cái còn thiếu trong từ, vẽ nét chữ, tìm dấu thanh/huyền/sắc/hỏi/nặng… cùng rất nhiều trò chơi liên quan tới bảng chữ cái đều có tại Kids UP. Ứng dụng này là cách dạy con nhớ lâu bảng chữ cái cực kỳ hữu hiệu, được hơn 1 triệu bố mẹ Việt Nam tin dùng khi đồng hành cùng con Giáo dục sớm, bao gồm học tiếng Việt, cho độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.
Để tìm hiểu và đăng ký ứng dụng Kids UP, bố mẹ tham khảo tại ĐÂY!