Rối loạn ngôn ngữ là một trong những căn bệnh làm cho bé không thể diễn tả được ý muốn của mình. Điều này sẽ trực tiếp gây khó khăn trong giao tiếp và trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Do đó việc phát hiện những biểu hiện trẻ rối loạn ngôn ngữ từ sớm sẽ giúp trẻ khắc phục được sớm nhất. Trong bài viết sau đây, KidsUP sẽ bật mí với bạn những biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ và cách phòng tránh kịp thời.
Thế nào là rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non?
Để có thể phòng tránh được tình trạng này ở bé thì đầu tiên bạn cần phải biết được thế nào là rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non. Khi bạn đã hiểu được định nghĩa thì việc xác định các biểu hiện cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Định nghĩa rối loạn ngôn ngữ
Khi vừa sinh ra, bé đã sẵn sàng để học ngôn ngữ mới thông qua môi trường xung quanh. Trong quá trình này bé sẽ cần những cột mốc nhất định để thể hiện được sự tiếp thu và phát triển ngôn ngữ của mình.
Nếu như bé mắc bệnh rối loạn ngôn ngữ sẽ gây khó khăn trong giao tiếp. Bé thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt và sử dụng từ ngữ không đúng cách.
Phân loại rối loạn ngôn ngữ
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Bé gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ mà người khác nói.
- Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt: Khó khăn trong việc biểu đạt ý tưởng và cảm xúc bằng lời nói. Con có thể gặp khó khăn khi sử dụng từ ngữ để diễn đạt, có vốn từ hạn chế, hoặc gặp khó khăn khi xâu chuỗi các câu lại với nhau
- Rối loạn ngôn ngữ hỗn hợp: Bé bị tình trạng kết hợp các đặc điểm của cả hai loại rối loạn trên. Trẻ em gặp khó khăn cả trong việc hiểu ngôn ngữ và diễn đạt ý tưởng, cảm xúc bằng lời nói.
Mời ba mẹ tham khảo: Tổng Quan Về Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ & Hướng Can Thiệp
Biểu hiện nhận biết trẻ mầm non rối loạn ngôn ngữ
Vậy thì biểu hiện sẽ rối loạn ngôn ngữ sẽ như thế nào? Tùy theo từng cột mốc và độ tuổi phát triển mà bé sẽ có các biểu hiện khác nhau. Vì vậy, ba mẹ cần phải chú ý và phát hiện càng sớm càng tốt để có thể điều trị kịp thời.
Biểu hiện ở trẻ dưới 2 tuổi
Trẻ dưới 2 tuổi là giai đoạn mà bé bắt đầu bập bẹ với người thân và ba mẹ. Tuy nhiên, nếu như bé bị rối loạn ngôn ngữ thì sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Chậm nói, ít bập bẹ: Trẻ không phát triển ngôn ngữ bập bẹ đúng theo giai đoạn phát triển hoặc có ít bập bẹ so với bình thường.
- Không hiểu hoặc phản ứng với các yêu cầu đơn giản: Trẻ không hiểu hoặc không có phản ứng khi được yêu cầu thực hiện những hành động đơn giản như “đưa cho mẹ cái ly” hay “vẫy tay chào”.
- Không sử dụng cử chỉ để giao tiếp: Trẻ không sử dụng các cử chỉ như chỉ tay, vẫy tay, gật đầu hay lắc đầu để giao tiếp với người khác.
Ba mẹ thắc mắc: Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao?
Biểu hiện ở trẻ 2-3 tuổi
Giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi là cột mốc mà bé sẽ phát triển mạnh về mặt ngôn ngữ và thể chất. Sau đây chính là biểu hiện của trẻ rối loạn ngôn ngữ trong độ tuổi này để ba mẹ tham khảo:
- Vốn từ hạn chế: Trẻ có ít từ vựng hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, không học và sử dụng được nhiều từ mới.
- Khó phát âm các từ: Trẻ gặp khó khăn khi phát âm các từ, thường nói không rõ ràng hoặc phát âm sai.
- Khó ghép từ thành câu: Trẻ không thể ghép các từ đơn lẻ lại với nhau để tạo thành câu hoàn chỉnh, thường chỉ nói từng từ riêng lẻ.
- Không thể đặt câu hỏi đơn giản: Trẻ không thể tự mình đặt các câu hỏi đơn giản như “cái gì?”, “ở đâu?”, “tại sao?”.
Biểu hiện ở trẻ trên 3 tuổi
Trên 3 tuổi là giai đoạn mà bé đã hình thành được vốn từ vựng cơ bản cho mình. Sau đây là một số biểu hiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ trên 3 tuổi như sau:
- Khó khăn trong việc kể chuyện hoặc diễn đạt ý tưởng: Trẻ gặp khó khăn khi cố gắng kể lại một câu chuyện hoặc diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và mạch lạc.
- Lỗi ngữ pháp nghiêm trọng: Trẻ thường xuyên mắc lỗi ngữ pháp, sử dụng sai các từ ngữ hoặc cấu trúc câu không đúng.
- Khó khăn trong việc giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa: Trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp và tương tác với các bạn cùng trang lứa, có thể bị lạc lõng hoặc bị cô lập trong các hoạt động nhóm.
Bài viết có thể giúp ích cho ba mẹ: Cách Dạy Trẻ Phát Triển Ngôn Ngữ Để Sớm Cải Thiện Giao Tiếp
Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Vậy thì nguyên nhân nào gây ra tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ? Sau đây chỉ là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ của mình:
Yếu tố sinh học
Yếu tố sinh học là các tác nhân từ các bệnh lý trong cơ thể. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ, cần được nhận diện sớm để có thể can thiệp và hỗ trợ kịp thời.
Các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ như:
- Bất thường về cấu trúc não bộ: Các vấn đề hoặc bất thường trong cấu trúc của não bộ, đặc biệt là các vùng liên quan đến ngôn ngữ, có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ.
- Bệnh lý về tai mũi họng: Các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm họng mãn tính hoặc các vấn đề khác liên quan đến tai mũi họng có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe và nói của trẻ, gây ra rối loạn ngôn ngữ.
- Di truyền: Rối loạn ngôn ngữ có thể có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu trong gia đình có người từng gặp vấn đề về ngôn ngữ, trẻ cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.
Yếu tố môi trường
Bên cạnh yếu tố sinh học, thì môi trường bên ngoài cũng sẽ tác động trực tiếp đến việc bé bị rối loạn ngôn ngữ. Sau đây là những yếu tố môi trường tác động đến việc phát triển ngôn ngữ ở bé:
- Thiếu tương tác ngôn ngữ với người lớn: Trẻ không nhận được đủ sự tương tác, trò chuyện và giao tiếp từ người lớn, làm giảm cơ hội học hỏi và phát triển ngôn ngữ.
- Tiếp xúc quá nhiều với màn hình: Việc trẻ dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với màn hình (TV, điện thoại, máy tính bảng) mà không có sự tương tác trực tiếp với mọi người có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ.
- Bạo hành hoặc bỏ bê: Trẻ em bị bạo hành hoặc bỏ bê thường gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ. Bé sẽ cảm thấy môi trường không an toàn nên không thể mở lòng để học hỏi giao tiếp.
Phòng tránh rối loạn ngôn ngữ cho trẻ từ sớm (giai đoạn vàng)
Thực tế cho thấy ba mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh rối loạn ngôn ngữ từ sớm ở bé. Ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây để tạo tiền đề cho bé phát triển ngôn ngữ.
Hạn chế thời gian tiếp xúc với màn hình
Để hạn chế tác động tiêu cực của màn hình lên sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, phụ huynh nên giới hạn thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình (TV, điện thoại, máy tính bảng) tối đa 1 giờ mỗi ngày cho trẻ từ 2-5 tuổi. Điều này giúp trẻ có nhiều thời gian hơn để tương tác trực tiếp với người lớn và các bạn cùng trang lứa, từ đó phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Bên cạnh đó ba mẹ có thể tham khảo cho bé học thử app giáo dục KidsUp Montessori để học ngôn ngữ. KidsUp Montessori được thiết kế dựa trên phương pháp giáo dục sớm của bà Montessori, giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, toán học và các kỹ năng xã hội thông qua các bài học được tối ưu sẵn. Ba mẹ hãy đăng ký học thử cho con để được nhận mã trải nghiệm ứng dụng mà không mất phí.
Khám sức khỏe định kỳ
- Kiểm tra thính lực: Đảm bảo trẻ có thính lực tốt bằng cách đưa trẻ đi kiểm tra thính lực định kỳ. Các vấn đề về thính lực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác: Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe khác. Các vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, ví dụ như bệnh lý tai mũi họng, rối loạn phát triển, hay các vấn đề về thần kinh.
Tạo môi trường giao tiếp tích cực
Ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau để tạo ra môi trường tích cực khi giao tiếp với bé:
- Trò chuyện thường xuyên với trẻ: Phụ huynh nên dành thời gian hàng ngày để trò chuyện với trẻ.
- Lắng nghe và phản hồi khi trẻ nói: Khi trẻ nói, bạn cần lắng nghe và phản hồi một cách chân thành và tích cực. Điều này sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục giao tiếp và cảm thấy được tôn trọng.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng và chính xác: Ba mẹ nên sử dụng từ ngữ và câu cú đơn giản, rõ ràng để trẻ dễ hiểu và học theo. Bạn cũng cần tránh sử dụng từ ngữ phức tạp hoặc cách diễn đạt khó hiểu.
- Đặt câu hỏi mở để kích thích trẻ suy nghĩ và diễn đạt: Đặt các câu hỏi mở như “Tại sao con thích món này?”, “Con đã làm gì hôm nay?” để khuyến khích trẻ suy nghĩ và diễn đạt ý tưởng của mình một cách chi tiết hơn.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Vậy thì khi nào cần đưa trẻ đi khám bệnh rối loạn ngôn ngữ? Nếu như ba mẹ đã thực hiện tất cả những phương pháp trên tại nhà nhưng vấn đề về ngôn ngữ của trẻ vẫn không được cải thiện thì đây là lúc nên đưa bé đến bác sĩ.
Khi ngôn ngữ của bé không được cải thiện đồng nghĩa với việc các vấn đề bé gặp phải sẽ cần sự can thiệp của bác sĩ. Khi trẻ được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe thông qua các bài kiểm tra chuẩn Y khoa để xác định tình trạng của bé. Từ đó bác sĩ sẽ gợi ý các hướng giải quyết hiệu quả hơn.
Kết luận
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên bạn nắm được được các biểu hiện trẻ rối loạn ngôn ngữ. Việc phát hiện sớm những tình trạng bất thường của bé sẽ giúp cho bạn có được hướng điều trị và can thiệp kịp thời. KidsUP chúc ba mẹ và bé có thật nhiều sức khỏe, đặc biệt ba mẹ hãy luôn đồng hành cùng bé trên con đường học tập và khôn lớn nhé!