Trẻ có EQ thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tương lai cho sau này và dễ bị cô lập trong cuộc sống. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần biết những biểu hiện của trẻ có EQ thấp ngay từ khi còn ở giai đoạn mầm non để có phương án giúp trẻ cải thiện tình trạng. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này thì mời ba mẹ tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
EQ Là Gì?
EQ, hay trí tuệ cảm xúc, là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân cũng như cảm xúc của người khác. EQ bao gồm các kỹ năng sau:
- Tự nhận thức (Self-awareness): Khả năng nhận thức vấn đề và xử lý với cảm xúc phù hợp.
- Tự quản lý (Self-regulation): Khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình trong các tình huống khác nhau.
- Động lực (Motivation): Khả năng duy trì động lực và kiên trì trong việc đạt được mục tiêu.
- Đồng cảm (Empathy): khả năng thấu hiểu được cảm xúc của người khác.
- Kỹ năng xã hội (Social skills): Khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với người khác.
EQ không chỉ quan trọng trong cuộc sống cá nhân mà còn rất cần thiết trong môi trường làm việc và xã hội. Người có EQ cao thường có khả năng giao tiếp tốt hơn, quản lý stress hiệu quả hơn và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Vai trò của EQ trong giai đoạn mầm non
Ở giai đoạn mầm non, trẻ bắt đầu nhìn nhận về thế giới xung quanh và phát triển tất cả các mặt từ tư duy, ngôn ngữ, cảm xúc đến thể chất. Lúc này, trẻ tập làm quen với các cảm xúc của bản thân, học giao tiếp và tương tác với mọi người xung quanh. Nên được coi là giai đoạn vàng để phát triển EQ, hình thành lên tính cách, khả năng hành xử của trẻ sau này.
Mặt khác, trẻ có EQ thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp và các mối quan hệ. Bởi vì, trẻ thường khó kiểm soát được cảm xúc của mình, hay bốc đồng, dễ tức giận gây mất thiện cảm. Lâu dài có thể gây ra tình trạng bị cô lập, trẻ ngày càng khó bắt kịp với các bạn bè.
Các Biểu Hiện Của Trẻ Có EQ Thấp Giai đoạn mầm non
Việc trẻ có EQ thấp không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ở giai đoạn mầm non mà cả tương lai sau này. Chính vì thế, cha mẹ cần phát hiện được các biểu hiện về chỉ số EQ ngay từ sớm để loại bỏ và có định hướng phát triển EQ cho trẻ.
Khó khăn trong việc nhận biết và thể hiện cảm xúc
Biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ có thể nhận thấy ở những trẻ EQ thấp là không biết cách diễn tả cảm xúc của mình một cách phù hợp. Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ không hiểu được bản thân mình đang có cảm xúc gì trước tình huống đó.
Vì thế mà trẻ không thể bộc lộ ra khi cảm thấy khó chịu, tức giận hay không đồng tình với người lớn. Chính vì không thể nhận biết cảm xúc mà trẻ dễ bị hoang mang, sợ hãi khi gặp các tình huống khó khăn. Điều này sẽ dẫn tới trẻ có những bộc phát, khó kiểm soát cảm xúc.
Khó khăn trong việc hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác
Ngoài không hiểu được cảm xúc của mình thì những trẻ có EQ thấp cũng không nhận ra được cảm xúc của người khác và không biết cách phản ứng phù hợp. Khi đó, trẻ sẽ hành động ích kỷ mà không quan tâm đến người khác, chỉ nghĩ cho lợi ích của bản thân.
Chẳng hạn như khi được người lớn nhờ và thì trẻ hay nói “đó không phải việc của con”. Hay trong các hoạt động chơi cùng bạn bè thì trẻ chỉ giữ khư khư đồ chơi của mình, không muốn chia sẻ với các bạn khác.
Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi
Trẻ có EQ thấp thường gặp khó khăn trong việc kiềm chế, điều khiển cảm xúc của mình và dẫn tới những hành vi bộc phát. Biểu hiện dễ nhận thấy là trẻ dễ nổi nóng, cáu gắt, buồn bã hoặc lo lắng quá mức trong các tình huống khó khăn, không vừa ý. Một số trẻ còn có những hành vi gây rối, phá phách hoặc chống đối chỉ để chiều theo cảm xúc của mình.
Cách Giúp Trẻ Nâng Cao EQ
Trẻ có EQ thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và càng để lâu thì vấn đề sẽ trở nên nghiệm trọng hơn. Chính vì thế, cha mẹ cần biết cách thấu hiểu, giúp trẻ cải thiện và nâng cao EQ.
Dạy trẻ nhận biết và gọi tên cảm xúc
Việc đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần làm là để trẻ hiểu được những cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi,… mà mình đang có, chẳng hạn như:
- Trong các tình huống, bạn nhận thấy cảm xúc thể hiện của trẻ thì hãy sử dụng các câu hỏi như: “con đang vui phải không?”, “sao con lại khóc, con đang buồn phải không”,…
- Bạn diễn tả lại các cảm xúc của trẻ một cách dí dỏm và gọi tên chúng để bé nhận biết.
- Bạn sử dụng búp bê hoặc thông qua tranh, ảnh để lấy ví dụ về các biểu hiện của cảm xúc và gọi tên chúng để bé học theo.
Dạy trẻ cách giải quyết xung đột
Trẻ có EQ thấp thường khó đồng cảm với cảm xúc, hoàn cảnh của người khác nên dễ xảy ra xung đột. Lúc này, cha mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn, giải thích cho bé việc nào không nên làm và giải quyết vấn đề đó ra sao nhưng không được áp đặt.
Lúc đó, bạn nên đặt ra các câu hỏi như “đã có chuyện gì xảy ra với con vậy” để xác định vấn đề, “con đang cảm thấy như thế nào” để hiểu cảm xúc của trẻ. Sau đó, phụ huynh hãy đưa ra các gợi ý để bé tự quyết định như “bạn đang muốn làm quen nên con cùng chơi với bạn có được không”, “bạn cũng thích món đồ chơi này giống như con vậy, con có thể cho bạn cùng chơi không”,…
Tạo môi trường an toàn và yêu thương cho trẻ
Những trẻ có EQ thấp thường rất nhạy cảm và có xu hướng trốn tránh trách nhiệm, không muốn đối mặt với các tình huống khó khăn. Nếu bạn cố gắng áp đặt, bắt ép trẻ thực hiện trái với ý muốn thì sẽ chỉ gây ra cảm xúc tiêu cực, chống đối ở trẻ.
Chính vì thế mà cha mẹ cần tạo ra một môi trường gia đình tích cực, nơi trẻ cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và chấp nhận bản thân. Dần dần trẻ sẽ tự mở lòng, thể hiện cảm xúc của bản thân ra ngoài. Khi được yêu thương, quan tâm, cảm thấy thoải mái thì bé sẽ có xu hướng đáp lại, quan tâm đến cảm xúc của mọi người hơn.
Kết Luận
Qua những thông tin về trẻ có EQ thấp mà KidsUp chia sẻ ở trên, bạn đã có thể thấy những ảnh hưởng tiêu cực chỉ số cảm xúc này đến cuộc sống của bé. Để giúp con em mình phát triển EQ thì bạn cần dành nhiều thời gian, kiên nhẫn khi đồng hành cùng với bé. Ngoài ra, cha mẹ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia khi cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất cho bé phát triển