Bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm là tình trạng thường gặp và có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé cũng như cha mẹ. Vậy nguyên nhân nào khiến bé bị khó ngủ, cách khắc phục như thế nào? Những vấn đề đó đã được KidsUP giúp bạn tìm hiểu và tổng hợp ở ngay trong bài viết dưới đây.
Các nguyên nhân phổ biến khiến bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau dẫn tới khó ngủ ban đêm. Những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này mà cha mẹ cần chú ý bao gồm:
Nhịp sinh học về giấc ngủ không cố định
Trẻ 1 tuổi còn quá nhỏ, chưa hình thành được thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Ngoài ra, cơ thể cũng chưa bắt nhịp và điều chỉnh được nên bé không có nhịp sinh học về giấc ngủ ổn định. Điều này dẫn tới bé chưa chưa buồn ngủ, vẫn còn tỉnh táo dù đã đêm khuya.
Bé bị đầy bụng hoặc khó tiêu
Đầy bụng, khó tiêu là nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm. Việc này có thể do trước đó bé ăn quá no hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa gây ra cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, trẻ lại quá nhỏ chưa thể biểu đạt được rõ ràng mà chỉ thể hiện qua việc quấy khóc hay không ngủ.
Cơ thể bé thiếu các vi chất thiết yếu
Ở giai đoạn 1 tuổi trẻ cần được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để phục vụ cho quá trình phát triển. Nếu trong quá trình này mà trẻ thiếu các hoạt chất vi lượng như canxi, magie, sắt, kẽm thì sẽ ảnh hưởng tới thần kinh, dễ nhạy cảm hơn và dẫn tới lăn lộn, khó ngủ về đêm.
Ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ phòng
Ánh sáng và nhiệt độ phòng là một trong những yếu tố dễ làm bé khó vào giấc và thức giấc giữa đêm. Ngay cả đối với người lớn thì điều này cũng sẽ gây ra sự khó chịu khi ngủ. Vậy nên ba mẹ hãy để ánh sáng vừa đủ và sử dụng các thiết bị để điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp cho bé.
Hướng khắc phục tình trạng bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm
Tình trạng bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần biết cách khắc phục để xử lý sớm nhất tránh để lại các hậu quả nghiêm trọng.
Thiết lập giờ sinh học cơ thể hợp lý
Cha mẹ cần thiết lập một nhịp sinh học hợp lý và có tính duy trì lâu dài, cố định ở tất cả các ngày. Việc tạo một thói quen như vậy sẽ giúp trẻ dễ ngủ và vào giấc sâu hơn. Bạn cũng cần chú ý tới giờ ngủ trưa để tránh để trẻ ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng trước giờ ngủ
Quá no, quá đói hoặc nạp các thức ăn khó tiêu hóa lúc tối muộn đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Bữa ăn nên cách giờ ngủ khoảng 1 – 2 tiếng với các món nhẹ, dễ tiêu hóa là tốt nhất. Bạn có thể cho trẻ ăn nhẹ với sữa ấm, chuối chín với lượng vừa phải trước khi ngủ.
Tạo không gian phòng ngủ phù hợp
Đề bé có được sự thoải mái, dễ thư giãn và đi vào giấc ngủ thì cần có một môi trường phù hợp với:
- Nhiệt độ và ánh sáng vừa phải: Cha mẹ có thể cho trẻ mặc đồ ngủ thoải mái với chăn đệm theo mùa và duy trì nhiệt độ phòng ở khoảng 18 – 22 độ C. Ngoài ra phòng cũng cần được đóng kín hoặc kéo rèm để ngăn các nguồn sáng từ bên ngoài, hạn chế tối đa các thiết bị ánh sáng.
- Tạo môi trường yên tĩnh: Căn phòng cần được tách biệt với bên ngoài để ngăn chặn tiếng ồn. Nếu xung quanh quá ồn thì bạn nên đặt thêm thiết bị tạo tiếng ồn trắng.
Giúp trẻ thư giãn cơ thể và tâm trí
Cơ thể và tâm trí thư giãn sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ sâu và hạn chế tình trạng thức dậy giữa đêm. Trước đó, cha mẹ có thể hát ru, đọc truyện để bé có thể từ từ thả lỏng cơ thể và chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ vận động nhiều vào ban ngày để tiêu hao bớt năng lượng thì buổi tối sẽ nhanh buồn ngủ hơn.
Lời khuyên dành cho ba mẹ trong việc chăm sóc giấc ngủ của trẻ
- Sự kiên nhẫn, nhất quán khi xây dựng nề nếp: giờ sinh học giấc ngủ cho trẻ là điều cần thiết và việc nóng vội sẽ chỉ tạo ra áp lực cho ba mẹ và bé khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Lắng nghe, thấu hiểu trẻ: Cha mẹ phải luôn quan sát thể trạng của bé để điều chỉnh các phương pháp hay phát hiện dấu hiệu bất thường ở trẻ. Vì mỗi bé có một thể chất, sự phát triển và nhu cầu ngủ khác nhau.
Kết Luận
Về vấn đề bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm thì trên chỉ là 4 nguyên nhân phổ biến và hướng khắc phục tại nhà cho ba mẹ. Nếu có thể thì ba mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám để có thêm hướng cải thiện giấc ngủ cho trẻ. Hy vọng những thông tin mà KidsUP chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc con em mình.