Bạn đang cùng con học toán nhưng đến phần bảng đơn vị đo diện tích thì cả hai đều… rối như tơ vò? Đừng lo, bài viết này của KidsUP sẽ giúp bố mẹ dễ dàng giải thích cho con từng đơn vị từ mm² đến km² cùng mẹo quy đổi cực dễ nhớ. Cùng con học mà không còn “quay cuồng” với số liệu, lại còn giúp bé hiểu bài nhanh, nhớ bài lâu!
Bảng đơn vị đo diện tích
Trong hệ thống đo lường quốc tế SI, mét vuông (m2) là đơn vị cơ bản để đo diện tích. Tuy nhiên, để phù hợp với nhiều tình huống đo đạc khác nhau, chúng ta còn sử dụng nhiều đơn vị đo diện tích khác, cả lớn hơn và nhỏ hơn mét vuông. Phụ huynh có thể tham khảo bảng tổng hợp các đơn vị đo diện tích thông dụng trong hệ mét mà KidsUP đã tổng hợp dưới đây nhé!
Các đơn vị đo diện tích trong hệ mét (từ lớn đến nhỏ) | Ký hiệu | Mối quan hệ với mét vuông (m2) |
Kilômét vuông | km2 | 1km2=1.000.000m2 |
Héctômét vuông (Hecta) | hm2 (ha) | 1hm2=10.000m2 |
Đềcamét vuông | dam2 | 1dam2=100m2 |
Mét vuông | m2 | 1m2=1m2 |
Đềximét vuông | dm2 | 1dm2=0.01m2 |
Centimét vuông | cm2 | 1cm2=0.0001m2 |
Milimét vuông | mm2 | 1mm2=0.000001m2 |
Mẹo quy đổi đơn vị đo diện tích nhanh chóng
Trong toán học có một quy tắc rất đơn giản để học sinh có thể thực hiện việc này một cách nhanh chóng và chính xác. Đó là quy tắc nhân và chia 100.

Khi chuyển từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề (ví dụ: từ m2 sang dm2), ta thực hiện phép nhân với 100. Cụ thể, mỗi bước nhảy xuống một đơn vị nhỏ hơn tương ứng với việc nhân thêm 100.
Ví dụ:
- 1m2=1×100dm2=100dm2=100x100cm2=10000cm2
- 1dm2=1×100cm2=100cm2
Khi chuyển từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề (ví dụ: từ cm2 sang dm2), ta thực hiện phép chia cho 100. Tương tự, mỗi bước nhảy lên một đơn vị lớn hơn tương ứng với việc chia cho 100.
Ví dụ:
- 100cm2=100:100dm2=1dm2=1:100 cm2=0.01m2
- 100dm2=100:100m2=1m2
Ứng dụng thực tế của đơn vị đo diện tích
Kiến thức về đơn vị đo diện tích không chỉ giới hạn trong sách vở mà còn có vô vàn ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Bảng đơn vị đo diện tích có một vai trò vô cùng lớn trong các lĩnh vực đòi hỏi tính toán đo đạc để có kết quả chính xác nhất.

Học tập: Các bài toán liên quan đến hình học phẳng như tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác, hình tròn,… đều đòi hỏi học sinh phải nắm vững các đơn vị đo diện tích và cách quy đổi giữa chúng. Đây là một phần quan trọng trong chương trình toán học ở nhiều cấp học từ tiểu học lên tới đại học
Xây dựng: Lĩnh vực xây dựng yêu cầu nhiều thao tác có sử dụng bảng đơn vị đo diện tích để tính toán diện tích đất đai quy hoạch, diện tích sàn nhà lát gạch, diện tích tường sơn,… Các kỹ sư, kiến trúc sư và công nhân xây dựng sử dụng các đơn vị đo diện tích như mét vuông (m2), hécta (ha) để đảm bảo các công trình được thực hiện đúng theo thiết kế và dự toán.
Nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân sử dụng các đơn vị đo diện tích như hécta (ha), sào, mẫu để đo đạc diện tích ruộng, vườn, từ đó tính toán lượng giống cây trồng, phân bón cần thiết và năng suất thu hoạch. Việc này giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Bài tập thực hành quy đổi đơn vị đo diện tích
Để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng quy đổi đơn vị đo diện tích, thực hành các bài tập là vô cùng cần thiết. Thông qua việc giải các bài tập, các em học sinh sẽ trở nên quen thuộc với các đơn vị đo và quy tắc chuyển đổi, từ đó tăng khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tế. Dưới đây là một vài bài tập mẫu để các em luyện tập.

Bài 1: Quy đổi 12 m2 sang dm2.
Giải
Theo bảng đơn vị đo diện tích, m2 là đơn vị lớn hơn dm2 một bậc. Do đó, khi chuyển từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề, ta cần nhân với 100. Ta sẽ cần thực hiện phép tính chuyển đổi như sau:
12×100=1200 (dm2).
Kết luận: Vậy 12 m2 bằng 1200 dm2.
Bài 2: Quy đổi 7000 cm2 sang m2.
Giải
Chúng ta cần chuyển từ đơn vị centimét vuông (cm2) sang đơn vị mét vuông (m2). Theo bảng đơn vị đo diện tích, từ cm2 lên m2 là hai bậc.Trong trường hợp này, chúng ta cần chia cho 100 hai lần (tương đương chia cho 100×100=10000). Ta sẽ cần thực hiện phép tính chuyển đổi như sau.
7000cm2÷10000=0.7 (m2)
Kết luận: Vậy 7000 cm2 bằng 0.7 m2.
Bài 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 25 mét và chiều rộng 12 mét. Tính diện tích mảnh vườn đó bằng mét vuông và hécta.
Giải
- Diện tích của mảnh vườn đó là: 25×12=300 (m2).
- Diện tích của mảnh vườn theo đơn vị hécta là: 300:10000=0.03 (ha).
Kết luận: Diện tích mảnh vườn là 300 m2, tương đương 0.03 hécta.
Bài 4: So sánh diện tích của một tờ giấy A4 (21 cm x 29.7 cm) với diện tích 0.07 m2. Cái nào lớn hơn?
Giải
- Ta có diện tích tờ giấy A4 là: 21×29.7=623.7 (cm2).
- Diện tích tờ giấy A4 theo đơn vị m2 là: 623.7:10000=0.06237 (m2).
Kết luận: Vì 0.07 > 0.06237, nên diện tích 0.07 m2 lớn hơn diện tích tờ giấy A4.
Bài 5: Một khu đất rộng 3 hécta được chia thành các lô nhỏ, mỗi lô có diện tích 150 m2. Hỏi có thể chia được bao nhiêu lô đất?
Giải
- Diện tích khu đất theo đơn vị m2 là: 3×10000=30000 (m2).
- Số lô đất có thể chia trong khu đất đó là: 30000:150=200 (lô đất).
Kết luận: Có thể chia khu đất đó thành 200 lô đất nhỏ.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ đã nắm rõ cách hướng dẫn con học bảng đơn vị đo diện tích một cách đơn giản và hiệu quả. Nếu ba mẹ đang tìm kiếm một công cụ học tập thông minh hỗ trợ con học tốt hơn tại nhà, KidsUP chính là trợ thủ đắc lực không thể bỏ qua!
TẢI APP KIDSUP MONTESSORI HỌC THỬ MIỄN PHÍ NGAY HÔM NAY – Nhấn vào nút bên dưới để được nhận mã học thử và tư vấn chi tiết theo độ tuổi của trẻ!