Chi tiết bảng cân nặng trẻ em Việt Nam từ 0 – 6 tuổi (cập nhật 2024)

bảng cân nặng trẻ em

Trong giai đoạn phát triển đầu đời, trẻ có sự thay đổi về cân nặng và chiều cao một cách nhanh chóng. Để biết con mình có đang phát triển khỏe mạnh hay không, các bậc cha mẹ hãy cùng KidsUP theo dõi bảng cân nặng trẻ em Việt Nam ngay dưới đây nhé!

Bảng Cân Nặng Trẻ Em Việt Nam Theo Từng Độ Tuổi (0-6 Tuổi)

Việc theo dõi tình trạng sức khỏe của con theo bảng cân nặng đóng vai trò vô cùng quan trọng để cha mẹ có một cái nhìn toàn diện hơn. Quá trình phát triển của trẻ sẽ được phân ra làm ba độ tuổi chính: 0-12 tháng tuổi, 12-24 tháng tuổi và 2-6 tuổi. Tùy theo từng độ tuổi và giới tính, trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau.

Theo dõi bảng cân nặng của trẻ em Việt Nam để giúp con phát triển khỏe mạnh
Theo dõi bảng cân nặng của trẻ em Việt Nam để giúp con phát triển khỏe mạnh

Bảng Cân Nặng Trẻ Sơ Sinh (0-12 Tháng Tuổi)

  • Chiều cao và cân nặng của bé gái từ khi mới sinh đến 12 tháng tuổi
Độ tuổi Cân nặng trung bình (kg) Chiều cao trùng bình (cm)
0 tháng 3.2 (2.4 – 4.2) 49.1 (45.4 – 52.9)
1 tháng 4.2 (3.0 – 5.5) 53.7 (49.8 – 57.6)
2 tháng 5.1 (3.9 – 6.6) 57.1 (53.0 – 61.0)
3 tháng 5.8 (4.5 – 7.5) 59.8 (55.6 – 64.0)
4 tháng 6.4 (5.0 – 8.2) 62.1 (57.8 – 66.4)
5 tháng 7.0 (5.4 – 8.9) 63.9 (59.6 – 68.3)
6 tháng 7.3 (5.7 – 9.3) 65.7 (61.2 – 70.3)
7 tháng 7.6 (6.0 – 9.8) 67.3 (62.7 – 71.9)
8 tháng 7.9 (6.3 – 10.2) 68.7 (64.0 – 73.3)
9 tháng 8.2 (6.5 – 10.5) 70.1 (65.2 – 74.7)
10 tháng 8.5 (6.7 – 10.9) 71.5 (66.4 – 76.4)
11 tháng 8.7 (6.9 – 11.2) 72.8 (67.6 – 77.8)
12 tháng 8.9 (7.0 – 11.5) 74.0 (68.6 – 79.2)
  • Chiều cao và cân nặng của bé trai từ khi mới sinh đến 12 tháng tuổi
Độ tuổi Cân nặng trung bình (kg) Chiều cao trùng bình (cm)
0 tháng 3.3 (2.5 – 4.4) 49.9 (46.1 – 53.7)
1 tháng 4.5 (3.4 – 5.8) 54.7 (50.8 – 58.6)
2 tháng 5.6 (4.3 – 7.1) 58.4 (54.0 – 62.4)
3 tháng 6.4 (5.0 – 8.0) 61.4 (57.3 – 65.5)
4 tháng 7.0 (5.6 – 8.7) 63.9 (59.7 – 68.0)
5 tháng 7.9 (6.3 – 9.3) 67.6 (63.3 – 71.9)
6 tháng 8.3 (6.7 – 9.8) 69.2 (65.7 – 73.5)
7 tháng 8.3 (6.7 – 9.8) 71.0 (67.2 – 75.0)
8 tháng 8.9 (7.1 – 10.4) 72.5 (68.5 – 76.4)
9 tháng 9.2 (7.4 – 10.7) 73.9 (70.1 – 77.7)
10 tháng 9.4 (7.6 – 11.0) 75.3 (71.5 – 79.2)
11 tháng 9.6 (7.8 – 11.2) 76.7 (72.8 – 80.5)
12 tháng 9.6 (7.8 – 11.2) 77.9 (74.7 – 82.4)

Bảng cân nặng trẻ em (12 – 24 tháng tuổi)

  • Chiều cao và cân nặng của bé gái từ 12 đến 24 tháng tuổi
Độ tuổi Cân nặng trung bình (kg) Chiều cao trùng bình (cm)
15 tháng 9.6 (7.6 – 12.3) 77.5 (72.4 – 82.6)
18 tháng 10.2 (8.1 – 13.0) 80.7 (75.3 – 86.0)
21 tháng 10.8 (8.6 – 13.8) 83.7 (77.5 – 89.8)
24 tháng 11.5 (9.0 – 14.8) 86.4 (80.0 – 92.9)
  • Chiều cao và cân nặng của bé trai từ 12 đến 24 tháng tuổi
Độ tuổi Cân nặng trung bình (kg) Chiều cao trùng bình (cm)
15 tháng 10.3 (8.3 – 12.4) 79.4 (76.4 – 84.2)
18 tháng 10.9 (8.8 – 13.3) 81.3 (78.1 – 86.6)
21 tháng 11.5 (9.4 – 14.5) 85.1 (79.4 – 90.9)
24 tháng 12.3 (9.7 – 15.3) 87.1 (81.0 – 93.2)

Bảng cân nặng trẻ em (2 – 6 tuổi)

  • Chiều cao và cân nặng của bé gái từ 2 đến 6 tuổi
Độ tuổi Cân nặng trung bình (kg) Chiều cao trùng bình (cm)
2 tuổi 11.5 (9.0 – 14.8) 86.4 (80.0 – 92.9)
2,5 tuổi 12.1 (9.4 – 15.6) 88.7 (82.5 – 95.0)
3 tuổi 13.9 (10.8 – 17.4) 95.1 (87.4 – 102.7)
3,5 tuổi 15.0 (11.6 – 19.8) 99.0 (90.9 – 107.0)
4 tuổi 16.1 (12.5 – 21.2) 102.7 (94.1 – 111.2)
4,5 tuổi 17.2 (13.1 – 22.5) 106.2 (97.3 – 115.2)
5 tuổi 18.2 (13.8 – 24.9) 109.4 (100.0 – 118.9)
5,5 tuổi 19.1 (14.6 – 26.2) 112.2 (103.0 – 122.4)
6 tuổi 20.3 (15.3 – 28.0) 115.1 (104.9 – 125.8)
  • Chiều cao và cân nặng của bé trai từ 2 đến 6 tuổi
Độ tuổi Cân nặng trung bình (kg) Chiều cao trùng bình (cm)
2 tuổi 12.3 (9.7 – 15.3) 87.1 (81.0 – 93.2)
2,5 tuổi 13.1 (10.3 – 16.3) 89.7 (83.7 – 95.7)
3 tuổi 14.3 (11.1 – 17.9) 96.1 (87.7 – 103.5)
3,5 tuổi 15.3 (11.6 – 19.9) 99.9 (90.9 – 107.8)
4 tuổi 16.3 (12.3 – 21.2) 103.3 (94.1 – 111.5)
4,5 tuổi 17.3 (12.9 – 22.4) 106.7 (97.3 – 115.5)
5 tuổi 18.3 (13.7 – 24.0) 110.0 (100.0 – 118.9)
5,5 tuổi 19.4 (14.6 – 26.2) 113.0 (103.0 – 122.4)
6 tuổi 20.6 (15.3 – 28.0) 115.7 (104.9 – 125.8)

Tầm Quan Trọng Của Việc Theo Dõi Cân Nặng Trẻ Em theo tuổi

Giai đoạn phát triển đầu đời là khoảng thời gian quan trọng nhất trong quá trình trưởng thành của bé, bởi giai đoạn này là nền tảng hình thành thể chất của trẻ. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng trẻ thì mời ba mẹ theo dõi  nội dung  dưới đây.

Đánh Giá Tình Trạng Dinh Dưỡng

Cân nặng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của bé. Ba mẹ có thể dễ dàng theo dõi cân nặng theo tuổi của trẻ để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất ổn trong quá trình phát triển.

Theo dõi cân nặng theo độ tuổi trẻ em giúp đánh giá tình trạng thể chất của trẻ
Theo dõi cân nặng theo độ tuổi trẻ em giúp đánh giá tình trạng thể chất của trẻ

Nếu cân nặng của trẻ thấp hơn so với mức trung bình, đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị suy dinh dưỡng. Khi này, cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám và can thiệp kịp thời để cải thiện tình trạng hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể bé.

Ngược lại, chỉ số cân nặng quá cao cũng là vấn đề đáng quan ngại đối với tình trạng sức khỏe của trẻ. Ba mẹ nên theo dõi cân nặng của con thường xuyên để sớm phát hiện ra những dấu hiệu của tình trạng thừa cân, béo phì để có những điều chỉnh phù hợp nhằm ngăn ngừa các nguy cơ sức khỏe sau này như tiểu đường, tim mạch,…

Theo Dõi Sự Phát Triển Toàn Diện

Không chỉ giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con, theo dõi cân nặng trẻ em theo tuổi còn giúp phụ huynh có một cái nhìn toàn diện về sự phát triển của con em mình. Trẻ phát triển tốt thường sẽ tăng cân đều đặn theo từng giai đoạn. Vậy nên, theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên theo độ tuổi sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan về sức khỏe và tốc độ phát triển của trẻ có bình thường hay không.

Điều Chỉnh Chế Độ Ăn Uống Và Chăm Sóc

Trong quá trình theo dõi cân nặng của con, cha mẹ có thể biết được khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Điều này sẽ giúp phụ huynh điều chỉnh chế độ ăn uống để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết và xây dựng thời gian biểu lành mạnh cho trẻ để con có thể phát triển đúng theo lứa tuổi.

Những yếu tố tác động tới cân nặng và chiều cao của trẻ

Hai chỉ số cân nặng và chiều cao đóng vai trò quan trọng giúp phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Vậy nên, cha mẹ hiểu rõ những nguyên nhân tác động tới cân nặng và chiều cao của con sẽ phát hiện kịp thời các vấn đề về sức khỏe của bé, từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Một số yếu tố tác động đến chiều cao và cân nặng của trẻ là:

Cân nặng và chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
Cân nặng và chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
  • Yếu tố gen di truyền

Theo nhiều nghiên cứu, các yếu tố di truyền từ cha mẹ có ảnh hưởng khá lớn tới chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ. Khổng chỉ vậy, các bệnh di truyền phổ biến như hội chứng Down hay hội chứng Turner cũng sẽ gây ra những biến đổi về thể trọng của bé.

  • Yếu tố dinh dưỡng

Ngoài ra, sự phát triển về cân nặng và chiều cao cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trẻ gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng không chỉ có tình trạng thể chất kém mà còn khiến cho khả năng phát triển ở những giai đoạn sau đó bị trì hoãn. Tuy nhiên, tình trạng dư thừa dinh dưỡng ở trẻ cũng sẽ gây ra những nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe cho bé.

Vậy nên, việc cung cấp cho con đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn là vô cùng quan trọng để đảm bảo trẻ được phát triển khỏe mạnh. 

  • Thời gian ngủ ban đêm

Ngủ khoảng thời gian để cơ thể trẻ được nghỉ ngơi và gia tăng hoạt động trao đổi chất. Trẻ trong giai đoạn đầu đời sẽ cần thời gian ngủ khoảng 9 – 12 tiếng/ đêm. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ ngăn ngừa các nguy cơ về tim mạch, não bộ hay stress.

Trẻ ngủ đủ giấc sẽ có một cơ thể khỏe mạnh
Trẻ ngủ đủ giấc sẽ có một cơ thể khỏe mạnh
  • Hoạt động thể chất

Với sự phát triển công nghệ ngày nay, ta thường bắt gặp tình trạng trẻ thiếu vận động và thường xuyên ủ rũ trong nhà. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ thể chất. Trẻ thiếu vận động thường dễ bắt gặp tình trạng thừa cân, khó phát triển chiều cao và dễ mắc những thói quen xấu về tư thế và các vấn đề về thị lực. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ và tham gia vào các hoạt động thể chất của con để đảm bảo trẻ được phát triển khỏe mạnh.

Kết Luận

Bài viết trên là bảng cân nặng trẻ em Việt Nam và những điều cha mẹ cần lưu ý trong quá trình quan sát cân nặng theo tuổi của trẻ giai đoạn đầu đời. Hy vọng với những nội dung chia sẻ trên của KidsUP sẽ giúp ích đối với các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy các bé. Chúc ba mẹ thành công trong việc nuôi và dạy những mầm non tương lai nhé.

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!