Bao bọc, ôm ấp, luôn làm hộ con nhiều lúc lại khiến con trẻ ỷ lại hoặc tỏ ra bướng bỉnh, hư hơn. Hoặc con trẻ đang dự định làm gì và vô tình bị ba mẹ nhắc nhở, thay vì tiếp tục, trẻ sẽ tỏ ra khó chịu và không muốn làm nữa. Đó là hiệu ứng phản kháng, và dưới đây là 3 cách dạy con không đòn roi từ cha mẹ “lười” để con thành công, tự lập hơn. Ba mẹ cùng tìm hiểu nhé.
Hiệu ứng tâm lý trên là do nhà tâm lý học Jack Brehm nghiên cứu và đặt tên là “Phản kháng” (reactance) vào năm 1966. Đây là hiệu ứng xuất hiện do sự phản ứng của não bộ khi sự tự do bị đe doạ lúc ai đó gợi ý, hoặc “cướp mất” ý tưởng hoặc lỡ “gọi tên” sự tự giác của con. Khi sự phản kháng xảy ra trong tâm trí, ngay lập tức ta sẽ có cảm giác, suy nghĩ tiêu cực, giận dữ và gây hấn với người kia. Vậy nên, thay vì quá quan tâm đến con, những ba mẹ “lười” quan tâm, để con tự xoay sở, tự lập nhận được nhiều phản hồi tích cực của cả ba mẹ và bé.
Quan tâm con nhưng không thái quá (nguồn: seoulacademy)
Ba mẹ “lười” cằn nhằn
Chẳng ai thích bị cằn nhằn, nhắc đi nhắc lại một cách dai dẳng hoặc soi mói những lỗi sai người khác, kể cả trẻ con, nhất là khi chúng đã nhớ được điều mình cần làm. Mặc dù nhiều mẹ cho rằng, cằn nhằn để con ghi nhớ lâu, để luôn thể hiện thái độ sốt sắng, quan tâm đến con, nhưng mẹ không hiểu rằng việc này khiến trẻ bị áp lực, luôn phải nhìn trước ngó sau, gây ra phản ứng ngược.
Trên lớp, cô giáo đã nhắc nhở bài vở cho con là đủ, để học trò ghi nhớ cần thiết làm bài về nhà, nhưng về nhà mẹ chỉ cần nhắc nhở con 1-2 lần, nếu quá nhiều lần một vấn đề đơn giản khiến con khó chịu, cảm giác như mẹ đang cằn nhằn. Trẻ con không cần một người quá nghiêm khắc như thầy, cô giáo thứ 2 tại nhà, mà cần một người bạn thân thiết, cần sự đối xử dịu dàng, thân thiết chứ không phải lời rao giảng “giáo điều”.
Ba mẹ “lười” thúc giục
Dạy con không đòn roi không áp lực với Kids UP (nguồn: popsww)
Trong tình hình con trẻ phải học online trong dịch Covid, nhiều phụ huynh luôn thúc giục con đến giờ học, làm bài tập của cô, nhắc con đi ngủ sớm, nhắc con dậy sớm… Mặc dù con nhỏ học tiểu học chưa có ý thức, điều này là cần thiết, nhưng nếu quá nhiều lại khiến bé khó chịu, muốn phản kháng làm điều ngược lại. Thay vì dùng lời quát tháo, thét ra lửa, hay doạ roi, hãy dạy con không đòn roi bằng cách “lười” lo lắng quá mức cho con, đừng ôm việc vào người làm đồng hồ báo thức của con mà để con tự giác thực hiện và làm chủ mọi thứ.
>>>> Chẳng cần thúc giục, con học tự giác nhờ kho tàng hoạt động, trò chơi tư duy cực hấp dẫn giúp bé yêu thích khám phá, học hỏi với 20 phút học mỗi ngày cùng Kids UP. Tìm hiểu tại ĐÂY.
Không chỉ học tập, ngay cả công việc nhà mẹ cũng đừng thúc giục bé, mà cùng hướng dẫn con, hoặc để con tự xoay sở. Việc con tự giác làm việc nhà sẽ giúp bé phát triển nhiều kỹ năng, trong đó con học cách tự xoay sở, tự giải quyết tình huống. Trẻ em độ tuổi này có nguồn năng lượng tuyệt vời và chúng muốn chứng tỏ bản thân, thay vì chịu thúc giục của người khác.
Ba mẹ dạy con không đòn roi bằng cách “lười” bảo vệ con trong 1 số tình huống
Con vừa vấp ngã, chưa kịp cất tiếng khóc thì ba mẹ đã chạy lại đỡ con, bế con. Điều này khiến con không có cơ hội cảm nhận thế nào là đau, phải xoay sở tình huống đó ra sao, vì đã có ba mẹ đỡ hộ, an ủi, xoa dịu nỗi đau của con rồi. Ở độ tuổi còn nhỏ, việc con bị ngã khi vui chơi, khi chạy nhảy, hay ngay cả khi đi lại bình thường là không thể tránh khỏi. Việc ba mẹ ôm vào mình luôn luôn phải để mắt đến con, tạo áp lực lên chính mình, khiến ngay cả lúc con ngã cũng làm ba mẹ thấy phiền, đôi lúc cáu gắt lên con, hoặc cố gắng bao bọc con, bế con mọi lúc để con không nằm ngoài tầm mắt của ba mẹ, khiến con không được tự do khám phá thế giới.
Thay vì luôn phải để mắt tới con, ba mẹ hãy dạy con cách tránh bị thương hay dạy con tự vệ. Con cần được biết điều gì là nguy hiểm, không nên làm để tránh bị thương. Việc giáo dục kỹ lưỡng này quan trọng và hình thành tư duy tốt hơn cho con tốt hơn rất nhiều việc cấm cản con được phát triển.
Quan trọng hơn, việc con vấp ngã và tự đứng dậy sẽ hình thành ý chí cho con, tạo cho con tâm lý vững vàng, không sợ khó khăn, không sợ vấp ngã, mà luôn hướng về phía trước, tìm cách giải quyết và đứng lên.