5 hành vi xấu tuyệt đối không được dung túng cho con. Đôi khi chúng ta cũng dễ nhầm lẫn đâu là tốt-xấu-“đáng yêu” ở trẻ. Nếu không được chỉnh sửa kịp thời thì những hành vi xấu sẽ trở thành thói quen xấu.
1. HAY CÁU GIẬN, ĐẬP PHÁ ĐỒ ĐẠC
Khi cáu giận trẻ có thể dậm chân tay, đập phá đồ đạc, ném đồ đạc, khóc lóc khắp nơi, nằm lăn ra đất để tỏ thái độ,… Thay vì mặc kệ hay trách mắng con thêm, đây là dấu hiệu trẻ cần giúp đỡ. Hãy dạy con cách kiểm soát cảm xúc của mình, và đối mặt với những cảm xúc tiêu cực. Kể cả ba mẹ cũng vậy. Hãy là những tấm gương để trẻ noi theo.
>>> Tìm hiểu thêm: 5 Hành Trang Vào Đời Không Thể Thiếu Cho Con!
3. CHỐNG ĐỐI CHA MẸ
Lúc này có lẽ điều trẻ cần nhất là được lắng nghe và chú ý. Hãy áp dụng phương pháp “lạt mềm buộc chặt”! Nếu trẻ vẫn tiếp tục tái diện, hãy áp dụng những biện pháp kỉ luật phù hợp. Điều quan trọng nhất là hãy đưa ra những phương pháp kỉ luật khả thi mà bạn có thể làm được, và kiên định thực hiện.
3. “KHÔN LỎI”
“Khôn lỏi” thường được hiểu lầm là thông minh. Trẻ “khôn lỏi” thường có biểu hiện dễ nhận biết nhất là không động tay động chân vào việc gì, chỉ biết nhờ vả. Vậy mà nhiều ông bố bà mẹ lại cho rằng như thế mới là “khôn”, không cần tốn sức lực. Những đứa trẻ này khi lớn lên khó nhận được sự tôn trọng từ người khác, hay có những người bạn thật sự. Thậm chí, trẻ còn bị chế giễu vì không có khả năng chăm sóc bản thân cơ bản nhất.
Biểu hiện thứ hai của tính “khôn lỏi” là hay tính toán. Nhiều đứa trẻ chỉ thích cướp thành quả của người khác, thay vì chăm chỉ làm việc. Điều này có thể chỉ hiệu quả trong giai đoạn đầu. Hãy dạy trẻ tầm quan trọng của sự trung thực và chân thành.
4. KHÔNG TRUNG THỰC
Trẻ thường còn quá nhỏ để phân biệt đâu là nói dối, và đâu là nói quá. Tuy nhiên, khi lớn hơn, trẻ có thể cố tình nói dối để thỏa mãn nhu cầu của mình. Ví dụ như đi chơi, kiếm tiền, hay để trốn tội, v.v.
Nếu bé có tật xấu này, bạn cần trò chuyện và lắng nghe để tìm hiểu xem mục đích thật sự của con là gì. Dạy cho chúng những bài học thực tế. Đồng thời hãy cố gắng trở thành tấm gương cho con!
5. THIẾU TÔN TRỌNG
Hành vi này ngầm chỉ ra rằng chúng không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Lúc này, cha mẹ cần có hành động để con mình biết điều đó là không đúng.
Con cái thường là tấm gương phản chiếu hành vi và thái độ của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy thể hiện thái độ tốt khi trò chuyện và giao tiếp với con. Nói “cảm ơn” khi con bạn làm điều gì đó cho bạn, hoặc lịch sự mỗi khi bạn yêu cầu con bạn điều gì đó.
>>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY