Trang bị kỹ năng sống cho trẻ từ sớm giúp nuôi dưỡng những thói quen tích cực, trẻ có thể tự tin thể hiện bản thân hơn, không ngại đối mặt với những thách thức trong những tình huống sau này.
KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tự lập ngay từ nhỏ cực kỳ quan trọng để hình thành những nếp sống tốt sau này. Đây là kỹ năng cơ bản giúp trẻ có thể chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Ba mẹ có thể cho con làm quen dần với những việc đơn giản như: dọn bàn ăn, tự ăn, tự tắm rửa, hay mặc quần áo.
Hãy kiên nhẫn quan sát và cho trẻ cơ hội để tự làm mọi việc có thể. Chúng ta chỉ nên can thiệp khi con cần giúp đỡ, và chỉ đứng ở vị trí hướng dẫn, chứ không phải là làm thay con.
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Đây là một kỹ năng sống bắt buộc cho trẻ. Hãy dạy trẻ nhận thức đúng về trách nghiệm của bản thân, và dũng cảm chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm vì lợi ích và mục tiêu của cả nhóm hay tập thể. Kỹ năng sống cho trẻ này cũng giúp các em phát triển những kỹ năng xã hội khác như là: xây dựng, duy trì các mối quan hệ, giao tiếp, phản biện, biết cảm thông, …
Ba mẹ có thể để bé cùng tham gia dọn nhà, phân công công việc trong gia đình, cùng con nấu ăn, trồng cây, … Hoặc tạo cơ hội để bé tham gia những hoạt động ngoại khóa như cắm trại, trại hè, …
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
>>> Tìm hiểu thêm: Giúp Trẻ Bộc Lộ Cảm Xúc Lành Mạnh
Chỉ số EQ đóng một vai trò lớn trong sự thành công của bất cứ cá nhân nào. Do đó nuôi dưỡng kỹ năng sống này cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng. Lúc này trẻ vẫn còn rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Vì vậy ba mẹ hãy kiên nhẫn, và để bé từ từ thích nghi nhé!
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Giai đoạn tiểu học là khoảng thời gian lý tưởng để phát triển kỹ năng sống tuyệt vời này cho trẻ. Trong phạm vi gia đình, ba mẹ hãy tập dần cho bé cách giao tiếp đúng mực với người lớn, anh chị và bạn bè. Ngoài ra ba mẹ có thể tập dần cho bé những hình thức giao tiếp khác nhau như: giao tiếp bằng lời nói, ngôn ngữ cơ thể, hay sử dụng từ ngữ, ngữ điệu.
KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ở bên và bao bọc trẻ. Vậy nên ngay bất cứ khi nào có thể, ba mẹ hãy dạy bé cách bảo vệ bản thân mình và những phương thức liên lạc với gia đình. Ví dụ như nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của bố/mẹ, …
>>> Tìm hiểu thêm về chương trình Toán tư duy của KidsUP tại ĐÂY