Làm thế nào để cải thiện tình anh em và giúp con trẻ gắn kết với nhau hơn? Chúng cần phải học được một điều là mọi mối quan hệ đều cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để xây dựng.
1. DÀNH THỜI GIAN BÊN NHAU
Thời gian gắn kết bên nhau là điều không thể thiếu cho những mối quan hệ bền lâu. Ba mẹ có thể tổ chức một số hoạt động tại nhà trong thời kì dịch bệnh này như là cùng xem phim, cùng vẽ tranh, cùng học bài, cùng mẹ nấu ăn, …
>> Tìm hiểu thêm: 5 Hoạt Động Hè Cho Trẻ Sáng Tạo
Khi còn nhỏ ba mẹ có thể tạo điều kiện cho các con được chia sẻ chung phòng với nhau. Vì trẻ nhỏ chưa cần thiết có một sự riêng tư nhất định, và đây là khoảng thời gian thích hợp để cho chúng làm quen với nếp sống tập thể nhường nhịn nhau sau này.
2. HỖ TRỢ LẪN NHAU
Những đứa trẻ dù là anh chị em ruột thì chúng cũng đều có những cá tính và sở thích riêng. Mặc dù vậy, chúng cần được nhận thức và chấp nhận điểm khác biệt của đối phương, và được trang bị trước tinh thần hỗ trợ người còn lại khi cần thiết.
Mỗi khi có thể, ba mẹ hãy khuyến khích chúng tham gia cùng những hoạt động yêu thích của nhau. Những cuộc trò chuyện xung quanh bàn ăn hay tại phòng khách thỉnh thoảng cũng nên xoay quanh lần lượt những hoạt động ưa thích của con, để chúng cảm thấy bản thân được chú ý và trân trọng một cách công bằng.
3. ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG
Trẻ con dễ dàng ghen tị và giận dỗi khi cảm thấy người còn lại được bố mẹ “thiên vị” hơn. Và cũng rất khó để ba mẹ có thể giữ được trạng thái cân bằng mọi lúc, vậy nên những cuộc trò chuyện đông đủ của cả nhà là rất cần thiết. Và khi có bất cứ hiềm khích nào xảy ra, chúng ta không nên lảng tránh chúng mà hãy lắng nghe chia sẻ từ góc nhìn của con.
>> Tìm hiểu thêm: Ứng Dụng Học Toán Tư Duy Kiểu Nhật
Những cái ôm là rất cần thiết, và những cái ôm tập thể càng ấm áp hơn. Vậy nên ba mẹ đừng tiếc mà hãy thường xuyên ôm ấp các con nhé!
4. TÌM ĐIỂM CHUNG
Mặc dù chúng ta luôn khuyến khích con phát triển những cá tính riêng theo sở thích của mình, nhưng việc tìm ra những hoạt động ưa thích chung cho cả nhà cũng rất cần thiết.
Bạn có thể thử tìm những thể loại phim, hoạt động thể chất, nghê thuật, âm nhạc, hay bất cứ thứ gì mà cả nhà đầu cảm thấy vui vẻ khi tham gia. Và đây sẽ dần trở thành những hoạt động “truyền thống” cho cả nhà sau này.
5. CHO CHÚNG THỜI GIAN
Chị em hay anh em ruột vẫn thường gây sự với nhau, và chúng cũng học được rất nhiều từ đối phương sau những trận cãi vã này, và chúng cần thời gian để học cách tự giải quyết với nhau trước khi nhờ sự can thiệp từ bố mẹ.
6. QUẢN LÝ CẢM XÚC
Bố mẹ cần hướng dẫn con cách nhận diện, điều chỉnh và phân tích cảm xúc cũng như cảm xúc của mình đối với anh chị em khác. Điều này có ảnh hướng rất lớn tới mối quan hệ của những đứa trẻ sau này.
Chúng ta thường dễ dàng làm tổn thương những người thân yêu bên cạnh hơn là với người ngoài, nên những đứa trẻ cần học về điều này ngay từ khi còn nhỏ để không để tránh làm mất lòng nhau sau này.
>>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY