Làm thể nào để con được phát triển lành mạnh? Thật khó cho cha mẹ khi luôn phải giữ bình tĩnh trước con. Đây là một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng và kiên nhẫn từ cha mẹ. Những cơn giận nếu không được kiềm chế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của con trong tương lai.
ĐIỀU NÀY CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG TỚI CON NHƯ THẾ NÀO?
Con dễ trở nên gắt gỏng, bạo lực. Thường xuyên bị la mắng, đánh đập làm nảy sinh nhiều hành vi chống đối ở con, khiến con dần trở nên lì lợm, nóng tính và hay gắt gỏng. Sau này con cũng dễ có xu hướng bạo lực với những người xung quanh.
Ảnh hưởng phát triển não bộ. Những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng sẽ bị tổn thương não, đặc biệt là ở vùng xử lý âm thanh và ngôn ngữ. Vì vậy trẻ sẽ chậm phát triển tư duy hơn những bạn cùng trang lứa khác. Quan trọng hơn, những thông tin tiêu cực sẽ được trẻ tiếp nhận nhanh hơn là những thông tin tích cực, dẫn đến những hệ quả như trầm cảm.
Khiến con bị tự ti, nhút nhát. Khi bị la mắng, chỉ trích lâu ngày con sẽ dần đồng tình với quan điểm mà cha mẹ đưa ra và trở nên tự ti, rụt rè. Ví dụ khi bạn mắng: “Sao con lại ngu ngốc thế hả” và lặp đi lặp lại nhiều lần. Con sẽ dần tin rằng mình là người kém cỏi. Khi lớn lên, con cũng sẽ phát triển thành một người nhu nhược, không có chính kiến và không dám đưa ra quan điểm của bản thân.
Bạn hãy nhớ rằng: Khi trẻ bị la mắng sẽ có hai khả năng xảy ra
– Con có hệ thần kinh yếu thì dễ mắc chứng tự ti, trầm cảm;
– Còn con có hệ thần kinh mạnh thì dễ trở nên hung hăng, chống đối hoặc nổi loạn
Dưới đây là 4 bước để ba mẹ có thể quản lý cơn giận của mình tốt hơn!
1. HÃY DỊU DÀNG VỚI BẢN THÂN
Khi cơn giận tới, bạn hãy cho phép bản thân được “tránh mặt” đi một chút, hít thở sâu cho nguôi đi, rồi sau đó mới nói chuyện với con khi đã bình tĩnh hơn.
2. KHÔNG KỲ VỌNG QUÁ CAO
Vừa đi làm vừa phải đảm đương trách nhiệm nuôi nấng và dạy dỗ con khiến bất cứ bậc cha mẹ nào cũng có thể dễ dàng nổi nóng với bất cứ lỗi sai nào của con. Khi con bày nhà cửa bừa bãi, khi ăn uống rơi vãi, kêu khóc hay đòi hỏi ỉ ôi, … hay bất cứ tác nhân nào dù là nhỏ nhất, đôi khi cũng có thê khiến bạn căng thẳng tột độ.
Nhưng có một điều bạn cần luôn ghi nhớ rằng, con đang còn nhỏ, chúng ta không thể bắt con phải nghe lời hay biết điều như người lớn được. Thay vì la mắng, ba mẹ hãy thử yêu cầu con rằng: “Hôm nay bố/mẹ đã rất mệt, con giúp bố/mẹ dọn đồ của mình vào nhé.”
3. CHIA SẺ
Các bậc cha mẹ thường phải gánh chịu áp lực rất lớn từ ông bà, gia đình, từ vợ/chồng, hay từ chính bản thân mình. Nếu bạn đang trong trường hợp như vậy, hãy mạnh dạn chia sẻ với vợ/chồng, bạn bè, hay bất cứ ai bạn tin tưởng để nhẹ bớt lòng, đồng thời cùng tìm ra cũng phương pháp hiệu quả cho vấn đề.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
4. HÃY NGHỈ NGƠI
Nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt mỏi là một cách để giúp bạn lấy lại tinh thần, giải tỏa năng lượng tiêu cực. Nghỉ ngơi ở đây không có nghĩa chỉ là nằm ngủ, nó còn có nghĩa là hãy vui chơi, du lịch cùng gia đình, đặc biệt là cùng con.
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy yêu con của mình hơn, vui vẻ hơn để luôn tràn đầy năng lực tích cực và truyền năng lực tích cực cho trẻ.
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY