Làm thế nào để trẻ được phát triển toàn diện? Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và đặc điểm nổi trội riêng, để nuôi dạy con trở thành một người trưởng thành và có trách nhiệm trong tương lai thì việc xác định phương pháp giáo dục từ sớm là điều không thể bỏ qua.
1. LÀM QUEN VỚI CÁC KỸ NĂNG XÃ HỘI
Kết quả từ một nghiên cứu kéo dài 20 năm tại đại học Duke, Pennsylvania, đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết khó tách rời giữa những kỹ năng xã hội được hình thành từ bậc mẫu giáo có sức ảnh hưởng lớn tới thành công sau này của các em.
Dạy con cách giải quyết linh hoạt những tình huống với bạn bè, chia sẻ đồ chơi, đồ dùng, lắng nghe mà không ngắt lời, và giúp đỡ những người khác trong nhà là những điều cơ bản đầu tiên trẻ cần được học.
2. ĐỪNG QUÁ BAO BỌC
Hầu hết chúng ta thường mất kiên nhẫn và thay vì để con tự làm, chúng ta sẽ làm “hộ” trẻ luôn, vì điều đó nhanh hơn và có vẻ như cũng chẳng mấy quan trọng. Tuy nhiên, nghiên cứu từ đại học Harvard nhấn mạnh rằng cho phép trẻ phạm sai lầm và tự mình giải quyết hậu quả, tạo cơ hội để các em thử sách sự kiên cường, tự lập và tháo vát của bản thân là cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho những thành công sau này.
Và điều này chẳng hề dễ dàng. Đôi khi chúng ta có thể giúp đỡ con, nhưng trong các trường hợp bạn hiểu rằng con có thể tự mình làm, và trong một môi trường đủ an toàn, thì hãy để chúng tự vận động, vì chúng cần học hỏi từ những tình huống này.
3. CHO CON LÀM QUEN VỚI VIỆC HỌC TỪ SỚM
Việc đọc sách và hướng dẫn con làm những phép toán cơ bản từ trước khi đi học có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới sự phát triển sau này của con. Dù bài khó thì cũng hãy cứ để con tự suy nghĩ, thay vì chúng ta can thiệp và giúp đỡ trẻ ngay lập tức.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
Và một điều quan trọng là chúng ta luôn cần những cuộc nói chuyện nhỏ với con về việc học, lắng nghe suy nghĩ và luôn để tâm tới sở thích của chúng. Dần theo thời gian, bạn hãy để con làm quen với việc tự lập và tự chủ học bài, tìm kiếm tri thức.
4. ĐỪNG ĐỂ CON PHỤ THUỘC VÀO THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ
Những biểu hiện tổn hại về thể chất rõ rệt nhất khi trẻ bị phụ thuộc vào thiết bị điện tử như là béo phì, ăn ngủ thất thường, hành động khác lạ, … Ngoài ra những trò chơi bắn súng, bạo lực có ảnh hưởng nguy hại tới các tế bào não bộ. Chúng ta có thể làm gì?
Đầu tiên là, thời gian tối đa trẻ có thể sử dụng máy tính, tivi, điện thoại hay ipad là 2 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, ba mẹ hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất, sáng tạo, thay vì trở nên thụ động trước màn hình điện tử. Ngày cả khi con sử dụng những thiết bị này, bạn hãy luôn để ý tới những gì con đang sử dụng, và hướng con tiếp cận tới những công cụ lành mạnh hơn.
5. NÂNG CAO KỲ VỌNG
Kỳ vọng của ba mẹ ảnh hưởng lớn tới thành tích của con cái. Nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết những đứa trẻ có kết quả nổi trội tại trường học có ba mẹ mong muốn con họ sẽ học qua cấp đại học.
6. ĐỪNG QUÁ TẬP TRUNG TỚI NGOẠI HÌNH HAY CHỈ SỐ IQ
“Ồ con được điểm 10 mà chẳng cần phải học nhiều nhỉ! Con mẹ giỏi quá!” Ngay cả việc khen ngợi trẻ cũng phải đúng cách. Nếu chúng ta quá chú tâm tới những đặc điểm bẩm sinh và trí thông minh sẵn có của trẻ thì điều này có thể làm giảm động lực và nhiệt huyết của con trong các lần sau, tạo ra những áp lực vô hình, và cuối cùng là làm giảm kết quả của trẻ.
>>> Liên quan: Giúp Con Tự Tin Từ Thuở Lọt Lòng
Thay vào đó hãy tập trung vào những nỗ lực và quá trình phát triển của trẻ, cách mà con cố gắng để vượt qua những vấn đề, thử thách, …
7. LÀM VIỆC NHÀ
Những công việc vặt trong nhà đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ từ 3-4 tuổi là quá đủ để thực hiện những công việc nhà đơn giản, cha mẹ hãy lựa chọn và nâng cao độ khó, trách nghiệm của những công việc này theo từng sự phát triển và tuổi của con.
8. ĐỂ Ý HÀNH VI CỦA BẠN
28% trẻ tuổi teen nhận thức được rằng chính cha mẹ chúng cũng nghiện điện thoại không kém, và điều này ảnh hưởng nhiều mặt tới sự phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất ở trẻ. Là người lớn và đặc biệt là những bậc cha mẹ, chúng ta cần phải nhận thức rõ rệt về hành vi của mình trước, và cần phải cân bằng chúng với cuộc sống chung của gia đình.
9. TẠO MÔI TRƯỜNG YÊN BÌNH, THÂN THƯƠNG CHO TRẺ
Trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hướng xấu khi trưởng thành trong những gia đình có nhiều xích mích, cãi vã. Kiến tạo một môi trường an toàn, luôn ủng hộ và tràn đầy yêu thương là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của con.
Nếu như bạn thường xuyên nảy ra tranh cãi với đối tác của mình, hãy tránh xa tầm mắt của con trẻ và cùng cố gắng giải quyết vấn đề. Vì đây là trách nhiệm của cả 2 chứ không phải của riêng mình ai.
10. ĐỪNG QUÁ MỀM MỎNG HOẶC CỨNG NHẮC
Dù là ba mẹ thì chúng ta vẫn đôi khi mất bình tĩnh, và cũng có những vấn đề không thể giải quyết trong phút chốc. Chúng ta không nên quá cứng nhắc hay mềm mỏng trong việc dạy con, sự linh hoạt là cần thiết, và điều này sẽ giúp con học được cách quản lý cảm xúc của bản thân mình, dễ đồng cảm hơn với người khác, và đây là một yếu tố tối quan trọng trong những thành công sau này. Để giúp con được phát triển toàn diện và trở thành những phiên bản tốt hơn của mình mỗi ngày, là một hành trình nuôi dưỡng và giáo dục dông dài của cha mẹ.
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY
Theo Inc.com