Lợi ích khi kỷ luật trẻ đúng cách

loi-ich-khi-ky-luat-tre-dung-cach

Lợi ích khi kỷ luật trẻ đúng cách là gì? Kỷ luật không chỉ là việc đưa ra những hình phạt. Thay vào đó chúng ta cần kỷ luật để chắc chắn rằng trẻ học được những bài học cần thiết và thay đổi để trở thành những phiên bản tốt hơn của bản thân mỗi ngày.

1. GIÚP TRẺ KIỂM SOÁT LO ÂU

Khi người lớn tạo ra những hậu quả và phần thưởng phù hợp cho những hành động đúng và sai của trẻ, điều này giúp chúng học hỏi và trưởng thành. Nếu quá nghiêm khắc, trẻ có thể gặp phải lo âu, vì chúng bị ép phải đưa ra những quyết định của người lớn. Ngược lại, quá hời hợt hoặc không được quan tâm cũng khiến trẻ có thái độ tương tự với bản thân và những điều xung quanh.

loi-ich-khi-ky-luat-tre-dung-cach

Kỷ luật là cần thiết, nhưng cần phù hợp với từng đứa trẻ và giai đoạn. Cách duy nhất để chúng ta có thể lắng nghe và thông cảm với trẻ là trò chuyện và hiện diện nhiều hơn trogn đời sống của con. Sự hiện diện ở đây không chỉ là xuất hiện, mà là bạn thực sự “ở đó”, và trẻ cảm nhân được sự quan tâm của bạn.

2. ĐƯA RA NHỮNG LỰA CHỌN TỐT HƠN

Sự kỷ luật ở mức hợp lý rèn luyện trẻ cách đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Ví dụ như việc chúng bị phạt không được chạy xe đạp trên đường nữa, giúp chúng đưa ra những lựa chọn an toàn và có suy xét hơn trong tương lai. Kỷ luật lành mạnh khuyến khích trẻ tìm kiếm những lựa chọn thay thế để đạt được những điều mình muốn, và tất nhiên là an toàn hơn! Trẻ cần được học cách giải quyết vấn đề, kiểm soát nhu cầu, và tự điều chỉnh bản thân.

>>> Liên quan: 5 Dấu Hiệu Trẻ Cần Học Cách Kiểm Soát Cơn Giận

Ngoài ra chúng ta cũng nên phân biệt rạch ròi giữa hậu quả và trừng phạt. Khi trẻ nhận được hình phạt phù hợp khi làm điều sai, chúng sẽ học hỏi từ những sai phạm của mình. Tuy nhiên khi điều này không còn vừa phải và phù hợp nữa, chúng sẽ bắt buộc học cách “lách luật” khi làm điều sai.

3. QUẢN LÝ CẢM XÚC

Time-out – hình phạt nghỉ, giúp trẻ có thời gian để học cách quản lý cảm xúc cá nhân của mình tốt hơn. Mục đích của điều này là dạy trẻ cách tách bản thân ra khỏi tình huống và những cảm xúc tiêu cực.

loi-ich-khi-ky-luat-tre-dung-cach

Một số cách thức kỷ luật khác như là thay đổi cách đưa ra lời khen với con, cũng có thể dạy trẻ cách quản lý cảm xúc của bản thân mình. Dù làm sai nhưng chúng ta vẫn công nhận những hành động đúng của chúng, và rạch ròi giữa những điều đúng mà chúng đã cố gắng, với những điều chưa hay. Điều này dạy chúng cách bao dung với lỗi lầm của bản thân và với cả người khác nữa.

>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

4. GIỮ TRẺ AN TOÀN

Mục đích sau cùng của việc kỷ luật có lẽ chính là giữ trẻ an toàn. Và trẻ nên nhận được sự kỷ luật xứng đáng khi không tuân thủ theo những chỉ dẫn an toàn.

Chúng ta nên có những kỷ luật khoa học và hợp lý về việc ăn uống và giáo dục cho trẻ. Và điều quan trọng là chúng ta cũng cần theo sát và kiểm tra chúng thường xuyên.

Dạy về cách giữ bản thân an toàn và nhận thức đúng về những trường hợp nguy hiểm. Thay vì chỉ quát “Con đừng nhảy nữa!”, mỗi khi trẻ nhảy trên giường bạn hãy dành thêm thời gian để trò chuyện và giải thích với trẻ tại sao điều đó lại nguy hiểm. Điều gì sẽ xảy ra khi chúng bị ngã? Và nếu như bị thương thì phải như thế nào?

>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY

Theo Verywell Family

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!