Trẻ còn nhỏ chưa thể nhận diện hết và trọn vẹn những cảm xúc của mình, khiến nỗi buồn hay sự bất an cũng có thể dễ dàng trở thành cơn giận dữ. Tình trạng này nếu để lâu có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ tinh thần, cuộc sống và tương lai của bé sau này.
>>> Liên quan: 7 Kỹ Năng Trẻ Cần Học Trước Khi Vào Mẫu Giáo
1. KHÓ DUY TRÌ CÁC MỐI QUAN HỆ
Anh em đánh nhau hay tự đặt biệt danh cho nhau là điều bình thường khi nhà có 2 anh em nhỏ.
Tuy nhiên, khi những cơn giận và quậy phá xảy ra quá thường xuyên khiến mối quan hệ giữa anh em hay bạn bè trở nên căng thẳng, khiến chẳng có mối quan hệ nào của con được lâu dài và êm ả cả, thì đây là lúc mà bố mẹ cần can thiệp.
2. ẢNH HƯỞNG TỚI SINH HOẠT GIA ĐÌNH
Dù là ba mẹ hay trẻ thì cũng không nên luôn phải cảm thấy dè chừng và cẩn trọng kể cả khi ở nhà.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
Nếu những hoạt động thường ngày trong nhà thường xuyên bị gián đoạn vì những cơn giận bộc phát của con, thì đây là một lời cảnh báo rõ ràng rằng điều này đang làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của cả nhà. Lờ đi hoặc lảng tránh những vấn đề này sẽ chỉ khiến vấn đề tệ hơn.
3. QUÁ HIẾU CHIẾN
Khi không thể quản lý được cảm xúc của mình, trẻ thường “phòng vệ” bằng những cơn giận bộc phát, cáu bẳn “không lí do” như một cách để yêu cầu giúp đỡ hay đòi hỏi đáp ứng một nhu cầu nào đó.
4. PHẢN ỨNG THÁI QUÁ
Dậm chân, dậm tay, ném đồ đạc, hoạnh hoẹ và gây sự với những người xung quanh là những biểu hiện căng thẳng mà ba mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua.
Nếu những hành động này diễn ra với cường độ thường xuyên, trẻ tự làm đau bản thân mình hay những người xung quanh, và liên tục làm hỏng đồ đạc, thì bạn nên nói chuyện với giáo viên, bạn bè, hay những người có chuyên môn để tìm lời khuyên.
5. DỄ NẢN CHÍ
Khi lớn hơn thì con cũng cần học được những kỹ năng giải quyết những vấn đề khó chịu khi cần thiết. Bạn hãy để ý những chi tiết nhỏ khi con làm sai hay phạm lỗi thường làm gì, nếu không thắng trò chơi hay chịu một tổn thất nào đó thì con có thường phản ứng thái quá hay không? Nếu có thì ba mẹ cần giúp trẻ bình tĩnh và xây dựng những kỹ năng cơ bản để đối mặt với những tình huống tương tự.
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY
Theo Verywell Family