Nhiều ba mẹ dạy bé học nói con vật để duy trì sự hứng thú và niềm vui khi tập nói cho bé. Tuy nhiên không phải đơn giản cứ dạy con gọi tên con vật là được, ngay từ việc đầu tiên bập bẹ dạy con học nói cũng cần lưu ý con phát âm đúng và hiểu đúng ý nghĩa, về sau biết phản xạ nhận diện liên tưởng hình ảnh con vật ngay sau khi nghe tên.
Làm mẫu và giải thích cho con khi dạy bé học nói con vật
Ba mẹ cần hiểu rằng, việc học phát âm của con chủ yếu là bé bắt chước khẩu hình của ba mẹ, sau đã quen là bé lắng nghe và tự bật âm. Vậy nên việc ba mẹ cần làm để kích thích con học nói đó là thường xuyên khuyến khích con nhìn miệng ba mẹ khi ba mẹ nói, phát âm bất kỳ tên con vật nào. Đặc biệt nếu có tranh ảnh hoặc thú nhồi bông, ba mẹ nên để chúng sát lên miệng để kéo sự chú ý của con vào khẩu hình miệng của ba mẹ. Con sẽ dần có thước đo chuẩn mực phát âm đúng.
Dạy con biết yêu thương động vật và tập nói tên các con vật (nguồn: boredpanda)
Trẻ mới bập bẹ nói không tránh khỏi những lúc nói ngọng do cấu tạo xương hàm, lưỡi chưa hoàn thiện, hoặc con còn vụng về trong việc phát âm. Ba mẹ không nên vì thấy đáng yêu mà bắt chước con, khiến con nhầm lẫn rằng mình phát âm vậy là đúng.
Khi dạy bé học nói con vật, ba mẹ và người thân lưu ý đến việc phát âm tròn vành rõ chữ, tốc độ chậm rãi, mở rộng khẩu hình để con quan sát rõ ràng nhất, từ đó có cách bắt chước chuẩn xác, giống nhất. Mặc dù vậy, không nên tập trung tiểu tiết quá, khi con phát âm vẫn sai hoặc ngọng, ba mẹ có thể bỏ qua và phát âm lại vào thời điểm khác, miễn là ba mẹ luôn làm mẫu phát âm đúng cho con là được. Bởi việc sửa sai quá nhiều cho con khiến con chán nản, không muốn nói nữa, ảnh hưởng đến mục tiêu lớn nhất là phát triển ngôn ngữ, dạy con tập nói.
Ngoài ra bên cạnh việc dạy con nói, để tăng nhận thức và để bé ghi nhớ lâu tên các con vật, khi nói đến con vật nào ba mẹ hãy giải thích, mô tả, có thể mô phỏng cách di chuyển của con vật đó. Việc lặp lại nhiều lần tên con vật cùng việc minh hoạ như trên, có thể kết hợp bằng hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu hoặc các đồ chơi có hình con vật ấy sẽ thu hút sự tập trung nhận dạng cho bé.
Cho bé luyện hơi, luyện cơ miệng thường xuyên
Bé không thể tránh khỏi việc phát âm sai do các bộ phận cơ thể chưa hoàn thiện, bé có thể mắc lỗi phát âm ở những nguyên âm, phụ âm khó nhớ. Mỗi bé có những đặc điểm phát âm và khẩu hình khác nhau, có những bạn phát âm ngay từ đầu rất chuẩn nhưng cũng nhiều bạn không như vậy, có thể do nhược điểm về lưỡi, chất giọng hay do chính người nói chuyện với con phát âm sai.
Dạy bé học nói con vật cho bé 2-3 tuổi (nguồn: pinimg)
Với các bạn còn nhỏ đang học nói, việc dạy bé học nói con vật sẽ cần nhiều công đoạn đến khi con biết bật âm những từ đơn có ý nghĩa đầu tiên như “chó”, “mèo”, “cá”, “gà”… Việc con chưa chịu nói có thể do hơi của con còn yếu, nên con “lười” nói hơn. Ba mẹ nên luyện hơi luyện giọng cho con bằng cách cho con tập thổi còi, thổi bóng, hay cho con chơi các trò chơi như thổi giấy. Cụ thể, ba mẹ hãy xé vụn các tờ giấy thành các mảnh vuông nhỏ xíu, và việc của con là thổi bay các mảnh giấy. Hoặc ba mẹ có thể mua sẵn đồ chơi luyện hơi, gợi ý với ba mẹ có trò chơi thổi bóng, khi trẻ sẽ phải thổi vào chiếc kèn hoặc đồ chơi dạng “tẩu hút thuốc”, để quả bóng nhỏ bằng xốp luôn bay lơ lửng mà không chạm xuống kèn. Cách này cực tốt để con luyện hơi, khi đã có hơi đủ dày và khoẻ sẽ hỗ trợ con sớm bật âm.
Ba mẹ có thể sử dụng những tấm thẻ tráo Flashcard để phát triển ngôn ngữ cho bé. Nếu không rành về kỹ thuật tráo thẻ hoặc không theo kịp tốc độ tráo thẻ chỉ 1 giây, ba mẹ hoàn toàn có thể tráo thẻ online với ứng dụng Kids UP được tự động hoá hoàn toàn từ tốc độ, kỹ thuật, chọn – thay đổi chủ đề, việc của ba mẹ chỉ là học cùng con, mà không cần lo lắng đã tráo đúng hay chưa.
>>>>> Tiết kiệm thời gian, công sức với hệ thống tự động hoá Tráo thẻ Flashcard của Kids UP cùng 112+ dạng hoạt động Cân bằng não trái – não phải, 1025+ bài học ngôn ngữ theo chủ đề phát triển đa kỹ năng, ba mẹ truy cập tại ĐÂY.