4 giai đoạn dạy bé tập nói các con vật

Để trẻ tiếp xúc với động vật cũng là cách dạy bé tập nói các con vật hiệu quả

Việc bé tập nói các con vật có ý nghĩa rất quan trọng trong hành trình phát triển những năm đầu đời, giúp bé phát triển ngôn ngữ và tư duy khi con 2 – 3 tuổi. Vậy làm sao để hướng dẫn bé tập nói các con vật theo từng độ tuổi, cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Bé tập nói các con vật trong giai đoạn 12 đến 18 tháng

Học ngôn ngữ qua chủ đề động vật cho trẻ 1 tuổi

Học ngôn ngữ qua chủ đề động vật cho trẻ 1 tuổi (nguồn: honeykidsasia)

Ở những tháng đầu đời, bé biểu đạt cảm xúc, mong muốn qua tiếng khóc, tiếng ọ ẹ, cũng có một số trẻ có thể nói từ đơn giản như mẹ, măm, bà… Càng lớn càng tiếp xúc ngôn ngữ của ba mẹ, người thân trong nhà kết hợp với nhận thức dần phát triển, con có thể bắt chước nhiều hơn.,

Bước lên 1 tuổi, trẻ đã có thể nói 1-2 từ có ý nghĩa, lúc này bé có thể lẩm bẩm giống như đang nói chuyện thật sự. Khi trẻ chưa nói thành tiếng, con sẽ dùng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp với ba mẹ, như chỉ trỏ, làm 1 số hành động như muốn ăn, muốn uống nước… Khi thấy bé đang cố gắng biểu đạt mong muốn của mình, đây là dấu hiệu tốt cho thấy con đang cố gắng giao tiếp và quan tâm liệu ba mẹ có hiểu con hay không.

Đến 18 tháng, nhiều bạn nhỏ đã biết được các âm quen thuộc qua việc ba mẹ lặp đi lặp lại từ ấy nhiều lần, và bắt đầu biết bắt chước nói nhại theo ba mẹ các từ đơn. Khi này con sẽ dễ dàng bắt tai hơn với các âm thanh đặc trưng như tiếng chó sủa, mèo kêu, sư tử gầm, gà gáy… Vậy nên khi chỉ vào các con vật này, ba mẹ nên mô phỏng âm thanh của chúng để con kết hợp kỹ năng Nghe Nhìn liên tưởng về con vật đó.

Bé tập nói các con vật giai đoạn 19 – 24 tháng

Ở giai đoạn này, con dần học các từ đơn, cũng như hiểu giao tiếp đơn giản như các câu ra lệnh hay câu hỏi có không. Mỗi tháng trong giai đoạn này, con học được nhiều từ vựng từ đơn hơn, đặc biệt nhiều bé sẽ quan tâm tới các chủ đề gần gũi, sinh động như con vật.

Khi dạy bé tập nói các con vật, hãy chỉ vào hình ảnh và gọi tên con vật to rõ ràng để bé nói bắt chước. Một số con vật đơn giản bé có thể nói thường là từ đơn như “chó”, “mèo”, “gà”, “cá”, “hổ”… con cũng có thể nói từ đơn âm vần khó hơn như “hươu”, “ngỗng”, “rồng”,… nhưng phát âm chưa chuẩn, ba mẹ cũng đừng lo nhé. Một số từ đôi con sẽ chỉ nói từ cuối, nhưng ba mẹ vẫn hãy thường xuyên nói để con hình thành nền tảng, sẽ sớm biết nói từ đôi, như “sư tử”, “kì lân”…

Giai đoạn 25 đến 30 tháng tuổi

Để trẻ tiếp xúc với động vật cũng là cách dạy bé tập nói các con vật hiệu quả

Để trẻ tiếp xúc với động vật cũng là cách dạy bé tập nói các con vật hiệu quả (nguồn: calicohorses)

Lúc này, con đã có nhiều vốn từ và biết nói hết từ đơn, đang học sang từ đôi và ghép câu. Giai đoạn từ khi bé bắt đầu biết nói từ có nghĩa đến khi con nói sang từ đôi và câu sẽ nhanh hơn rất nhiều, nên ba mẹ hãy kích thích con nói ngay từ nhỏ để bé sớm bật âm nhé. Khi bé 2 tuổi, vốn từ của con tăng nhanh, khoảng 200 từ, bé sẽ học cách kết hợp danh từ với động từ để tạo thành câu đơn, ví dụ “Con muốn ăn”, “Con chơi với chó”.

Con còn có thể tường thuật một cách đơn giản các hoạt động đã làm nhưng không thể chia thời quá khứ hay hiện tại hay tương lai, mà dùng từ đơn giản “Con đi siêu thị”, “Nhiều chim bay”. Đồng thời bé có thể trả lời một số câu hỏi đơn giản như “Cá có bơi không”, “Chó có gặm xương không”

Giai đoạn 31 đến 36 tháng tuổi

Đây là giai đoạn kỹ năng nói đã thành thạo, con có thể kéo dài cuộc trò chuyện, điều chỉnh giọng nói và biết cách sử dụng từ vựng linh hoạt, phù hợp với đối phương. Con biết đưa ra yêu cầu, biểu đạt mong muốn bằng câu từ rõ ràng, hoặc nói thành 1 câu dài. Lúc này ba mẹ có thể nói chuyện với con như bình thường, con còn có thể trả lời các câu hỏi về bản thân như tên, tuổi của mình.

Khi này, ba mẹ có thể dạy bé tập nói các con vật một cách chi tiết, thông tin hơn bằng cách thêm các đặc điểm của con vật, tập tính, nơi chúng sinh sống, chúng hay ăn món gì để làm dài câu nói của con, cũng như mở rộng hiểu biết cho bé. Đặc biệt, đây là giai đoạn não bộ con phát triển vượt bậc, với sự tò mò, ưa khám phá về thế giới xung quanh nên chắc chắn chủ đề động vật sẽ rất lôi cuốn con, kích thích bé giao tiếp nhiều hơn, phát triển ngôn ngữ nhiều hơn.

>>>>> Đặc biệt, ba mẹ có thể cho con chơi các hoạt động về chủ đề động vật, kết hợp đa kỹ năng như: Đếm động vật, Đoán tên con vật, Con này sống ở đâu, Con này ăn gì… để tăng tư duy, vốn hiểu biết cho bé tại Kids UP. Mời ba mẹ tìm hiểu tại ĐÂY.

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!