14 Dấu hiệu bạn đang quá nghiêm khắc với trẻ

14-dau-hieu-ban-dang-qua-nghiem-khac-voi-tre

Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân đang quá nghiêm khắc với trẻ, đặt quá nhiều kỳ vọng cao vào con, hay phạt con quá nặng? Dưới đây là 14 dấu hiệu cho thấy bạn nên mềm mỏng với con hơn một chút!

#1. BẠN KHÔNG KHOAN NHƯỢNG

Kỷ luật là tốt nhưng những ngoại lệ cũng lẽ tồn tại song song. Bạn không cần phải quá cứng nhắc, và có thể linh hoạt trong từng trường hợp, thái độ của con để đưa ra những quyết định hợp lý. Điều này không có nghĩa là bạn nên “nhắm mắt cho qua”, trong những trường hợp cần nới lỏng, bạn nên cho con hiểu rằng đây là những trường hợp ngoại lệ bởi những lý do thích hợp.

#2. TRẺ HAY NÓI DỐI

Những luật lệ khắc khe và nỗi sợ bị cha mẹ mắng, phạt dễ khiến hình thành thói quen che giấu, lảng tránh thay thậm chí là nói dối ở trẻ.

#3. TRẺ BỊ HẠN CHẾ NHIỀU SO VỚI BẠN BÈ CÙNG TRANG LỨA

14-dau-hieu-ban-dang-qua-nghiem-khac-voi-tre

Khắt khe một chút cũng không sao, nhưng nếu như bạn luôn là bậc cha/mẹ khó tính nhất trong nhóm thì đây có thể là một dấu hiện cho thấy bạn đang quá cứng nhắc với con. Bảo vệ con là trách nhiệm của cha mẹ, nhưng nếu điều này khiến con bị cô lập với bạn bè hay ảnh hưởng về tinh thần, thì có lẽ bạn nên tìm cách nới lỏng để con được thoải mái hơn.

#4. TRẺ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP “LÀM TRÒ TRẺ CON”

Hầu hết trẻ con đều thích những trò đùa hơi ngốc nghếch một chút so với người lớn. Chúng thích những trò chơi và đùa giỡn “linh tinh. Điều này là bình thường và hết sức tự nhiên, vì trẻ con là thế, chúng thích đùa vui, và bạn không nên ngăn con lại vì những điều này quá “ngớ ngẩn”. Điều quan trọng nhất là con vui, và có những kỷ niệm tuổi thơ tràn ngập tiếp cười.

#5. “MỌI THỨ LUÔN PHẢI ĐÚNG KỶ LUẬT”

Khi chúng ta quá khắt khe, thì thật khó để thông cảm với những hành động “nới lỏng” của những người xung quanh. Bạn cảm thấy không thoải mái khi giáo viên hay những người lớn xung quanh con mình, hay những đứa trẻ khác “không đủ” cứng rắn hoặc quá dễ dãi với trẻ. Nhưng mỗi người đều có cách dạy và tiếp cận khác nhau với con trẻ, con cũng rất cần những trải nhiệm đa dạng, vậy nên hãy nhớ hít thở và thả lỏng hơn ba mẹ nhé!

14-dau-hieu-ban-dang-qua-nghiem-khac-voi-tre

#6. BẠN ĐẶT RA QUÁ NHIỀU LUẬT LỆ

Một vài điều luật là cần thiết, nhưng quá nhiều luật lệ lại có thể phản tác dụng đấy! Bạn hãy cố gắng đơn giản hoá chúng, và tập trung vào những điều quan trọng nhất để con có thể dễ dàng làm theo.

#7. TRẺ CÓ ÍT THỜI GIAN VUI CHƠI

Đôi khi chúng ta cảm thấy vui chơi là không cần thiết, nhất là những thú vui mà chúng ta nghĩ là “ngớ ngẩn” và vô bổ. Trẻ còn nhỏ cần chơi nhiều hơn là những buổi học cứng nhắc, và chúng dẽ dàng tiếp thu kiến thức khi cảm thấy đủ thoải mái, vì vậy bạn có thể lồng ghép những trò chơi tư duy trí tuệ, hoặc định hướng con thử nhiều loại hình giải trí khác nhau để bạn vừa cảm thấy an tâm, và trẻ vừa có thể phát triển đa dạng những kỹ năng của mình.

>>> Liên quan: 6 Trò Chơi Và Ứng Dụng Phát Triển Trí Tuệ Cho Trẻ

#8. KHÔNG CHẤP NHẬN LỖI LẦM

14-dau-hieu-ban-dang-qua-nghiem-khac-voi-tre

Sẽ có những lúc chúng ta vô thức ngăn con lại vì không muốn chúng phạm lỗi lầm hay bị ngã, gặp bất cứ tổn hại gì, dù là nhỏ nhất. Nhưng trẻ con cần mắc sai lầm, và có lẽ là chúng cũng cần ngã vài lần để học được những bài học cần thiết. Trẻ sẽ chẳng thể biết những bậc thang nguy hiểm thế nào nếu không bị ngã 1,2 lần. Tuy nhiên những điều này chỉ nên xảy ra trong vòng an toàn của bạn, khi bạn biết rằng con sẽ không gặp tổn hại nào lớn và tình huống đang được kiểm soát.

#9. BẠN HAY CẰN NHẰN

Trẻ thường cố giấu giếm hoặc lảng tránh đối mặt và chịu trách nhiệm với hành vi của mình khi quá thường xuyên chúng bị khiển trách và cằn nhằn. Nếu bạn thấy bản thân luôn trong trạng thái cằn nhằn và phán xét mọi hành động của con, thì có lẽ con đang phải chịu những áp lực vô hình khiến chúng trở nên thụ động hơn là chủ động làm nhưng việc mà bạn muốn.

#10. BẠN KHÔNG NGỪNG BẢO CON PHẢI LÀM GÌ

Một ngày có bao nhiêu lần bạn nói: “Ngồi thẳng cái lưng lên!”, “Đi thì nhấc cái chân lên”, “Con đừng có uống nước xì xụp như thế”, …? Nếu điều này diễn ra quá thường xuyên thì lâu dần trẻ sẽ chẳng con để ý tới lời bạn nói nữa. Thay vì đưa ra những mệnh lệnh, bạn có thể giải thích cho con hiểu lí do vì sao trẻ cần hay không được làm thế.

#11. CON KHÔNG CÓ LỰA CHỌN

Thay vì nói “Con dọn giường đi” hãy nói “Con muốn dọn giường trước hay thay quần áo trước?” để trẻ có cảm giác quyết định của bản thân được tôn trọng và lắng nghe.

>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ

#12. BẠN COI TRỌNG KẾT QUẢ HƠN QUÁ TRÌNH

Mắng con dễ hơn và khen chúng. Đôi khi chúng ta đưa ra những lời phán xét hay vì muốn con cố gắng hơn, nhưng điều này gây hại nhiều hơn là lợi. Nếu con không được 9,10 điểm cũng không sao, bạn hãy khen vì con đã cố gắng hết mình, và cổ vũ trẻ làm tốt hơn trong lần sau. Đừng bao giờ tiết kiệm những lời khen của bạn.

14-dau-hieu-ban-dang-qua-nghiem-khac-voi-tre

#13. DOẠ NẠT CON THÁI QUÁ

“Nếu không dọn thì mẹ sẽ vứt hết đồ chơi đi đấy!”, “Không làm bài tập thì đốt hết sách vở đi!”, “Nếu không nghe lời thì mẹ sẽ không cho bước 1 ngón chân ra ngoài đâu!”. Doạ trẻ bằng những việc mà cả 2 đều biết là bạn sẽ chẳng thể thực hiện sẽ chỉ đem lại những tác dụng phụ, trẻ sẽ chẳng chịu nghe lời, và bạn thì kiệt sức. Chúng ta nên phạt vì hành động sai, chứ không phải phạt trẻ.

#14. BẠN CHỈ TẬP TRUNG VÀO VIỆC HỌC

Chúng ta đều lo rằng nếu con học không tốt thì sẽ khó có một chỗ đứng trong xã hội hiện nay. Nỗi lo này đôi khi khiến chúng ta vô thức bắt ép con học quá nhiều và nổi nóng khi con không đạt được một mục tiêu học tập nhất định nào đó. Điều này khiến việc học trở thành một gánh nặng, và sự thật là trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn khi tâm trí được thoải mái, nên bạn hãy cố gắng kìm nén. Trẻ còn nhỏ là giai đoạn bạn nên tập trung vào nuôi dưỡng tình yêu với kiến thức cho các em nhiều hơn là nhồi nhét sách vở.

>>> Tìm hiểu thêm về chương trình Toán Soroban của KidsUP tại ĐÂY

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!