4 Phương Pháp Dạy Trẻ Giao Tiếp Tốt
Bạn có thể dạy trẻ giao tiếp tốt kể cả khi con hơi nhút nhát, rụt rè. Dưới dây là một số cách để ba mẹ có thể nuôi dưỡng khả năng giao tiếp của con mà con vẫn có thể là chính mình, nhưng là một phiên bản tốt hơn.
1. ĐỂ Ý THỜI GIAN THÍCH HỢP ĐỂ GIAO TIẾP
Chọn thời gian thích hợp để trò chuyện
Hãy giúp trẻ để ý những “khán giả” của mình, em đang nói chuyện với ai, và đang nói chuyện vào lúc nào? Trong một số trường hợp nhất định, khi nào khi nên nói điều gì, và khi nào thì không? Bạn có thể nghĩ trẻ bỏ qua những điều này là chuyện đương nhiên, nhưng khi được hướng dẫn và kiên trì dạy bảo, trẻ sẽ dần hiểu hơn, và bạn sẽ ngạc nhiên bởi tốc độ học hỏi của những đứa trẻ đấy.
>>> Liên quan: Những Kênh Podcast Bổ Ích Nhất Để Nuôi Dạy Con
2. DẠY TRẺ BỘC LỘ Ý KIẾN NGẮN GỌN VÀ MẠCH LẠC HẾT SỨC CÓ THỂ
Những câu chuyện ngắn gọn, mạch lạc thêm đôi phần thú vị dù là trẻ nhỏ hay người lớn cũng dễ để lại những ấn tượng tốt, điều này không chỉ giúp con cảm thấy tự tin hơn mỗi khi phát biểu, trả lời câu hỏi hay trò chuyện với những người khác. Không phải ai trong chúng ta cũng sinh ra là những bậc thầy về giao tiếp, nhưng với sự hỗ trợ đúng lúc và đủ kiên trì thì trẻ luôn có thể tìm ra cái chất rất “duyên” của riêng mình.
Bộc lộ ý kiến ngắn gọn và mạch lạc
3. DẠY TRẺ CHÚ Ý TỚI CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN VÀ NGƯỜI KHÁC
Một chút cảm xúc trong mỗi câu chuyện và cuộc hội thoại giúp mối quan hệ trở nên gắn kết hơn. Vừa giúp trẻ học thêm từ vựng và quan tâm hơn đến cảm xúc của nhân vật, người được nói đến, hay chính bản thân mình, vừa giúp em nuôi dưỡng lòng trắc ẩn từ sớm.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
Ngoài ra ba mẹ hãy giúp trẻ học cách kiên nhẫn lắng nghe khi người khác đang chia sẻ và tránh ngắt lời khi không cần thiết. Nếu có xích mích xảy ra, hãy giúp trẻ nhìn nhận vấn đề và hiểu cả cảm xúc của bản thân mình và đối phương.
4. MUỐN TRẺ GIAO TIẾP TỐT ĐỪNG NÊN VỘI VÀNG
Nếu trẻ quá nhút nhát thì bạn không cần phải bắt ép con thay đổi trong một vài ngày hay vài tuần. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái hơn thì chơi ở nhà, hãy tạo cho con những hoạt động bổ ích như những trò chơi trí tuệ, sách truyện, những bài tập nhỏ rèn luyện cả 2 bán cầu não, và dành thời gian nói chuyện và xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và cởi mở với con. Hãy chậm rãi, kiên nhẫn và tôn trọng cái “khác” của trẻ.
Giúp con trở thành phiên bản tốt hơn của mình
Nếu trẻ chưa sẵn sàng để giao tiếp với người ngoài thì em nên được cảm thấy thoải mái và tự do khi nói chuyện với những thành viên khác trong gia đình. Bạn hãy tận dụng khoảng thời gian này để nuôi dưỡng những sở thích cá nhân và bồi đắp những kỹ năng khác cho con. Sau đó dần dần hướng trẻ nói chuyện nhiều hơn với những người gần gũi xung quanh, nới rộng vòng tròn xã hội của trẻ.
>>> Đọc thêm về những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả tại ĐÂY