Hệ lụy của văn hóa “đánh chừa” trong cách dạy con
Ba mẹ thường dạy con như thế nào mỗi lần con ngã đau, mè nheo, khóc lóc, ăn vạ đòi một điều gì đó? Có phải ba mẹ sẽ chọn giải quyết vấn đề bằng cách đổ lỗi như “Đánh chừa cái ghế làm con đau này”, ” Đánh chừa anh lấy đồ chơi của em này.”,…thay vì giải thích dài dòng cho con hay không?
Trẻ em như một tờ giấy trắng và thông qua các hoạt động, cử chỉ, lời nói của người lớn chúng học hỏi mọi thứ để hoàn thành nhân cách. Vì vậy, việc dạy con “đánh chừa” vô hình đã cho con bài học về đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh, cho người khác và phủ nhận hành vi sai trái cũng như trách nhiệm của bản thân.
Ảnh hưởng của “đánh chừa” trong cách dạy con
Giải mã hành vi dạy con bằng cách “đánh chừa” và đổ lỗi
Trên thực tế, não bộ con người thích sự hài lòng, muốn có cảm giác tốt hơn và đổ lỗi chính là cách mang lại sự hài lòng tức thì cho não bộ. Do đó, bản chất của con người đó là không thích sai và mong muốn nhận được sự đồng tình từ người khác. Chính vì vậy, nhiều bố mẹ luôn muốn giải quyết tình huống một cách nhanh nhất, không muốn con khóc lóc, mè nheo nên sẽ tìm cách đổ lỗi. Và mặc nhiên, chỉ cần nói “đánh chừa” thì trẻ sẽ nhanh nín hơn hẳn.
Những hệ lụy khôn lường của việc đổ lỗi
Vô tình đánh mất những bài học quan trọng trong cuộc sống
Việc bố mẹ liên tục đổ lỗi sẽ đánh mất đi một trong những bài học tuyệt vời nhất trong cuộc sống củ trẻ đó là bài học về nguyên nhân – kết quả. Trẻ sẽ không thể học được cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình để rút ra kinh nghiệm với các tình huống sau này. Bên cạnh đó, văn hóa “đánh chừa” cũng là rào cản khiến trẻ có thể học hỏi những bài học về nhìn nhận bản thân, bài học về sự khiêm tốn và nói lời xin lỗi nữa.
Chẳng hạn, nếu trong tình huống bị vấp vào ghế, trẻ sẽ không nhận ra đó là vì bản thân không cẩn thận mà đổ lỗi tại ghế thì các lần sau trẻ sẽ không lưu tâm là phải chú ý hơn để không bị vấp. Hay khi trẻ bị điểm thấp, trẻ sẽ không nhận ra là do bản thân chưa chăm chỉ học bài mà đổ lỗi cho hoàn cảnh như cô giáo không giảng kỹ, do các bạn giỏi hơn thì trẻ sẽ không biết mình nên cố gắng như thế nào để cải thiện điểm số.
Đổ lỗi khiến trẻ không biết nói lời xin lỗi
Đổ lỗi làm hạn chế sự chủ động
Những cái “đánh chừa này” có thể sẽ khiến trẻ bị tác động trong việc nhận ra lỗi của mình và thiếu chủ động trong việc cải thiện hành vi. Ví dụ như, khi trẻ bị bạn bè bắt nạt, nếu bố mẹ đổ lỗi hoàn toàn do các bạn thì trẻ không thể nhận ra vấn đề ở bản thân mình là vì sao lại bị bắt nạt, từ đó không chủ động cải thiện hành vi, kỹ năng trẻ.
Đánh mất cơ hội được lựa chọn
Đổ lỗi cho người khác hạn chế ý thức lựa chọn và khả năng suy nghĩ của trẻ. Trong khi đó, thông qua sự tự suy nghĩ, trẻ có thể xác định rõ hơn mong muốn của mình và làm thế nào để đạt được chúng. Ngay từ khi còn nhỏ, nếu biết đối diện với thực tế, nhận ra trách nhiệm của mình thì khi lớn lên trẻ sẽ nắm bắt được sự chủ động, có thêm nhiều cơ hội và lựa chọn cho bản thân mình.
Ví dụ, nếu đổ lỗi do giáo viên khi bị điểm kém sẽ đánh mất cơ hội lựa chọn làm thế nào để mình học giỏi hơn, hạn chế cơ hội được cố gắng và thể hiện bản thân mình.
Đổ lỗi cản trở trẻ thể hiện bản thân
Làm thế nào để dạy con thay cho cái “đánh chừa”
Kiên nhẫn xoa dịu giúp con bình tĩnh
Với bất kỳ tình huống nào như con vấp ngã hay điểm thấp, điều dầu tiên bố mẹ nên làm đó là xoa dịu trẻ để giúp con bình tĩnh trở lại. Ví dụ, con vấp đau, hãy giải quyết vấn đề đau của con bằng cách xoa vết thương, bôi thuốc, đồng cảm với con về cơn đau mà con đang trải qua.
Xoa dịu con thay vì dung túng cho trẻ
Tìm ra nguyên nhân và phân tích – cách dạy con bố mẹ nên áp dụng
Ngay sau khi con đã bình tĩnh trở lại, việc bố mẹ càn làm tiếp theo là tìm ra nguyên nhân của sự việc và phân tích cụ thể cho con hiểu, chịu trách nhiệm và thay đổi bản thân mình. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên tập trung vào lỗi của trẻ mà quan trọng là để trẻ biết được lỗi của mình. Vì nếu quá tức giận mà bố mẹ áp dụng bạo lực, trách mắng sẽ khiến con sợ hãi mà không dám đối mặt với hành vi.
Lắng nghe và phân tích lỗi sai của trẻ
Giúp con nhận ra sai lầm
Một môi trường mà mọi người chấp nhận sai lầm của trẻ và cho chúng cơ hôi đề sửa chữa sẽ giúp mọi đứa trẻ dễ dàng nhận ra sai lầm của mình hơn. Vì vậy, bố mẹ hãy khích lệ con có những hành vi đúng mực, tích cực để con có động lực duy trì nữa nhé!
Mọi hành động của bố mẹ dù là nhỏ nhất sẽ tạo thành thói quen và tính cách của trẻ. Vì vậy hãy dạy con thông minh để mọi đứa trẻ đều trở nên dũng cảm hơn khi chúng biết đối diện với chính những nhược điểm của mình. Thành thật với bản thân và ngưng đổ lỗi sẽ khiến trẻ có nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.