Bố mẹ đã bao giờ dừng lại để suy nghĩ về số lần mình có phản ứng tiêu cực với con trong một ngày nhất định chưa? Bố mẹ có thể thấy mình chỉ trích thường xuyên thay vì khen ngợi con? Hãy đặt tình huống là có một ông sếp như thế, bố mẹ sẽ cảm thấy như thế nào, ngay cả khi mắng mình để nhằm mục đích bạn cố gắng hơn?
Thay vào đó chúng ta có cách tiếp cận hiệu quả hơn là nắm bắt những lúc mà con làm tốt: “Con đã gấp gọn chăn màn mà cần bố mẹ phải nhắc nhở – thật tuyệt!” hoặc “Bố mẹ thấy con đã chơi với em thật kiên nhẫn”. Chẳng mấy chốc bố mẹ sẽ thấy con có nhiều hành vi tốt hơn mà bố mẹ mong đợi.
Bắt những khoảnh khắc làm việc tốt của trẻ
Thiết lập nguyên tắc nhưng phải kiên định, nhất quán với nó
Nguyên tắc kỷ luật là cần thiết với mọi gia đình. Mục tiêu của kỷ luật là phải giúp trẻ lựa chọn những hành vi được chấp nhận, hiểu được mong đợi của bố mẹ và học cách tự kiểm soát bản thân. Con cũng có thể thử thách những giới hạn, nguyên tắc bạn đặt ra cho con nhưng con cần những nguyên tắc này để trở thành một người lớn có trách nhiệm. Do vậy, bố mẹ cần lắm sự kiên định để con hiểu được rằng nó thật sự quan trọng. Một số nguyên tắc có thể đặt ra là: Không xem TV cho đến khi làm xong bài tập, không đánh nhau hay trêu chọc, làm tổn thương người khác…
Nhất quán nguyên tắc dạy con
Dành thời gian cho con – Cách nuôi dạy trẻ bố mẹ nhất định phải nhớ
Nhiều khi thật khó để cả gia đình có một bữa tối với đầy đủ thành viên hay có những khoảng thời gian thật sự chất lượng bên nhau. Nhưng có lẽ đây là điều mà mọi em bé đều mong muốn có được. Chẳng hạn, dành một buổi tối đặc biệt mỗi tuần để làm mọi thứ cùng nhau hoặc để con quyết định cả nhà nên làm gì. Hoặc tìm một cách khác để gắn kết với con, chẳng hạn là viết một vài dòng hay làm một món ăn đặc biệt cho hộp cơm trưa của con… là cũng đủ thú vị rồi.
Là tấm gương tốt cho con
Trẻ nhỏ học được rất nhiều về cách ứng xử từ việc quan sát bố mẹ của mình. Do vậy hãy nghĩ về cách bạn muốn con thể hiện trong tương lai, bạn có thể đặt câu hỏi với chính mình: Đây là cách là mình muốn con ứng xử khi con tức giận?… Bố mẹ đừng quên rằng con đang quan sát bạn liên tục. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ nhỏ thường xuyên đánh nhau có khả năng học được điều đó từ chính gia đình của mình. Do vậy, hãy làm mẫu những đặc điểm mà bạn muốn thấy ở con: Tôn trọng, thận thiện, trung thực, tốt bụng, bao dung.
Trò chuyện với con được ưu tiên đặt lên hàng đầu
Bố mẹ không thể mong đợi con phải làm tất cả mọi thứ đơn giản vì “bố mẹ bảo làm”. Con muốn và cũng xứng đáng được nghe lời giải thích như người lớn chúng ta. Nếu chúng ta không dành thời gian để giải thích, trẻ sẽ bắt đầu tự hỏi về giá trị, động cơ của mình và liệu con có cần phải làm như vậy không. Ngược lại, khi giải thích cho con hiểu, con sẽ thấy mình không bị ép buộc mà thay vào đó, trẻ hiểu được những gì mình đang làm và có thể tự giác làm theo.
Nếu có vấn đề gì, nói với con về nó, thể hiện cảm xúc của mình và bảo con cùng mình tìm cách giải quyết vấn đề. Bố mẹ có thể đưa ra giải pháp nhưng đồng thời cũng cởi mở với những đề nghị của con. Cùng con bàn bạc. Khi trẻ được tham gia vào quá trình ra quyết định sẽ khuyến khích trẻ thực hiện.
Nuôi dạy con nhờ việc dành thời gian trò chuyện cùng con
Linh hoạt trong cách nuôi dạy con
Môi trường xung quanh có thể tác động lên hành vi của trẻ, do vậy, bố mẹ có thể phải thay đổi môi trường khi muốn thay đổi hành vi của con. Nếu bố mẹ thấy bản thân mình liên tục nói “không” với đứa trẻ 2 tuổi của mình, hãy tìm cách để thay đổi môi trường xung quanh để có ít thứ bị giới hạn hơn, tránh cho cả bản thân và con cảm giác khó chịu, bực bội.
Khi con lớn lên, thay đổi, thì bạn sẽ phải dần thay đổi phong cách nuôi dạy con. Những gì hiệu quả với con bây giờ có thể sẽ là không với con trong 1, 2 năm tới.
Cho con thấy tình yêu thương của bố mẹ là vô điều kiện
Là một ông bố, bà mẹ, bạn cần chịu trách nhiệm với việc sửa lỗi và hướng dẫn con. Nhưng cách bạn hướng dẫn con sửa sai có thể khiến trẻ đón nhận sự việc theo những hướng khác nhau.
Chẳng hạn, khi bạn nói với con, tránh việc đổ lỗi, phê bình, tìm lỗi sai vì điều đó có thể hạ thấp lòng tự trọng của con và có thể khiến con có cảm giác khó chịu, phẫn nộ. Thay vào đó, cố gắng thấu hiểu cảm xúc của con và khích lệ con cố gắng ngay cả khi đang “phạt” con. Quan trọng là con cần hiểu rằng bạn muốn và hi vọng con làm tốt hơn lần sau và tình yêu bạn dành cho con không vì thế mà suy giảm.
Cho trẻ cảm giác được yêu thương vô bờ bến
Thấu hiểu nhu cầu và giới hạn của chính mình khi là một ông bố, bà mẹ
Nhiều khi chúng ta cần phải chấp nhận một sự thật rằng mình là một ông bố, bà mẹ không hoàn hảo. Bạn có điểm mạnh và cũng có những điểm yếu. Do vậy, chúng ta cần nhìn nhận đúng khả năng của mình để đặt ra được mong đợi thực tế cho chính bản thân mình, cho người bạn đời của mình và cho cả con của mình nữa.
Và cố gắng biến việc nuôi dạy con trở thành một công việc có thể kiểm soát được bằng cách tập trung vào những khía cạnh cần quan tâm nhất thay vì cố gắng giải quyết tất cả mọi thứ một lần. Thừa nhận rằng có những lúc bạn muốn “bùng cháy”, khi đó nên dành thời gian để tạm thoát khỏi “công việc” nuôi dạy con và làm những gì mình thấy thích.
Quan tâm đến nhu cầu của mình không đồng nghĩa là ích kỷ. Điều đó đơn giản có nghĩa là bạn quan tâm đến hạnh phúc của chính mình, đây cũng là một giá trị quan trọng khác mà bạn đang làm mẫu cho con thấy.
Mỗi em bé là một sự khác biệt, không ai giống ai nên KidsUP hi vọng trên đây có thể là những gợi ý hay để bố mẹ hiểu hơn về em bé của mình và quá trình nuôi dạy trẻ trở nên thú vị và “nhẹ nhàng” hơn.