Dạy con học nói qua âm nhạc có nên hay không?
Ngày nay, dạy bé học nói qua âm nhạc là một trong những cách được nhiều phụ huynh lựa chọn. Tuy nhiên, cách này có thật sự đem lại hiệu quả như ba mẹ kỳ vọng? KidsUP sẽ giải đáp mọi thắc mắc của ba mẹ qua bài viết này nhé!
Dạy con học nói qua âm nhạc
Âm nhạc và câu chuyện “học nghe” của não bộ
Trong một cuộc thí nghiệm của nhà nghiên cứu Nina Kraus ở Auditory Neurosciences, Đại học Northwestern Illinois (Mỹ), khi con người nghe thấy một âm thanh nào đó, sóng não sẽ thực hiện chức năng ghi âm và cùng lúc đó phản xạ lại bằng một âm thanh tương tự. Dễ hiểu hơn là não bộ có thể phát ra sóng âm gần như giống hệt với âm thanh được tiếp nhận từ bên ngoài.
Do đó, thường xuyên tiếp xúc trong môi trường ngôn ngữ chuẩn sẽ giúp trẻ phát triển được khả năng nghe nói và giao tiếp rất tốt. Thế nhưng, trong trường hợp trẻ phải sống trong một môi trường ồn ào, quá nhiều tạp âm, thậm chí là ô nhiễm tiếng ồn thì khả năng phát triển sẽ giảm đi đáng kể.
Chính vì thế, cho trẻ nghe nhạc hàng ngày cũng là phương pháp đặc hiệu để thúc đẩy năng lực nghe nói của chúng. Mặc dù vậy, ba mẹ nên cho con nghe trong không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn khác gây nhiễu.
Mối quan hệ giữa âm nhạc và sự phát triển ngôn ngữ
Âm nhạc giúp trẻ học nói như thế nào?
Trong quá trình thực hành thí nghiệm trị liệu âm nhạc dành cho các bệnh nhân có tổn thương não trái – nơi ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của con người, giáo sư Schalug – Havard Medical School (Mỹ) đã nhận ra rằng, các bệnh nhân đang gặp khó khăn trong việc phát âm đều có thể hát được hoàn chỉnh bài hát “Happy Birthday” và trò chuyện được những câu đơn giản chỉ sau vài phút trị liệu bằng phương pháp hát lại những cụm từ đơn giản và đánh tay theo nhịp nhạc. Qua đó, có thể khẳng định rằng, âm nhạc và khả năng ngôn ngữ của trẻ có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau.
Bởi vậy, khi dạy con học nói qua âm nhạc, trẻ nhận được 4 lợi ích vô cùng to lớn sau đây:
Thúc đẩy phản xạ giao tiếp
Thông thường, các bài hát thiếu nhi hay dùng các từ ngữ, ngữ pháp câu gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Dần dần trẻ hình thành nên khả năng phản xạ giao tiếp tốt và trẻ cố gắng bắt chước nói những âm thanh này.
Điều chỉnh phát âm hiệu quả hơn
Khi trẻ được nghe vốn từ vựng phong phú trong lời bài hát với phát âm chuẩn ngay từ đầu, trẻ khó có thể mắc các lỗi phát âm cơ bản hay có thể phân biệt dễ dàng các từ ngữ dễ nhầm lẫn như “n” – “l”, “ch” – “tr”,… Đảm bảo con sẽ không rơi vào trường hợp phát âm sai gây khó khăn trong việc nói chuyện với mọi người,
Dạy con học nói qua âm nhạc giúp tăng khả năng nghe
Thông qua âm nhạc, trẻ được nâng cao kỹ năng nghe, trẻ “thấm” nhịp điệu và cấu trúc âm, cách diễn đạt một cách tự nhiên nhất.
Mở rộng vốn từ vựng phong phú
Nghe nhạc là một cách thẩm thấu ngôn ngữ thụ động nhưng rất hiệu quả. Việc lặp đi lặp lại lời bài hát với một lượng từ vựng lớn giúp trẻ ghi nhớ và có một vốn từ đa dạng hơn.
Học qua âm nhạc mang lại nhiều lợi ích trong giao tiếp của trẻ
Lưu ý giúp trẻ nghe nhạc đúng cách
Dạy con học nói với những bài hát phù hợp
Những bài hát phù hợp với sự phát triển của trẻ học nói nên ưu tiên các bài có giai điệu, tiết tấu nhẹ nhàng, ca từ ngắn gọn, dễ hiểu, không bị tối nghĩa. Tuyệt đối không cho trẻ nghe những bài nhạc thiếu nhi remix tiết tấu nhanh và quá sôi động. Loại nhạc này có tần số không phù hợp với sự phát triển sinh học của tế bào não, ảnh hưởng đến quá trình hình thành ngôn ngữ trẻ.
Khuyến khích bé nhảy múa, hát theo giai điệu
Thông thường trẻ có xu hướng bắt chước theo lời bài hát mà chúng nghe được. Việc khuyến khích, khen ngợi con nhảy múa và hát theo giai điệu sẽ là động lực để trẻ cảm thấy hứng thú với việc học nói qua bài hát hơn.
Khuyến khích trẻ hát theo bài hát
Kiên trì với quá trình học nói của con
Dạy con học nói qua âm nhạc hiệu quả cần rất nhiều thời gian và công sức của ba mẹ. Bởi vậy, hãy theo sát, hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp để giúp con thêm yêu âm nhạc và phát triển ngôn ngữ tốt nhất.
Dạy con học nói qua âm nhạc tưởng như dễ dàng nhưng không phải cũng đạt hiệu quả tốt nhất nếu ba mẹ chưa tìm hiểu kỹ càng hay làm sai cách. Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh mắc những sai lầm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nhé!