Dạy con rèn luyện tư duy sắc bén với phương pháp cực hay từ chuyên gia!
Dạy con rèn luyện tư duy ngay từ nhỏ là tiền đề vững chắc giúp trẻ bộ lộ tiềm năng sau này. Cùng tham khảo các phương pháp được khuyến khích từ chuyên gia qua bài viết mà Kids UP chia sẻ dưới đây nhé!
Dạy con rèn luyện tư duy ngay từ nhỏ
Thời điểm dạy con rèn luyện tư duy tốt nhất
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 0 – 6 tuổi là giai đoạn vàng của sự phát triển tư duy ở trẻ. Khi trẻ lên 3, chúng có xu hướng tò mò với thế giới xung quanh một cách mạnh mẽ và bắt đầu đặt rất nhiều câu hỏi về các hiện tượng, sự việc. Khi bước sang tuổi lên 5, khao khát tự khám phá những điều mới lạ mà bé chưa biết tới nhiều hơn.
Đặc biệt, khoa học cũng đã chứng minh, 6 năm đầu đời, não bộ hoàn thành 70 – 80% liên kết giữa các tế bào não. Bên cạnh đó, theo “Học thuyết tăng giảm”, tiềm năng não bộ sẽ theo quy luật giảm dần. Tức là, giáo dục càng muộn thì tiềm năng của trẻ, năng lực tư duy và khả năng học tập sẽ giảm đi trong tương lai.
Chính vì vậy, việc dạy tư duy từ sớm cho trẻ sẽ là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển vượt bậc về não bộ, tăng khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức một cách nhanh, mạnh mẽ.
Não bộ trẻ phát triển vượt bậc khi được rèn tư duy
Dạy con rèn luyện tư duy ba mẹ nên bắt đầu từ đâu?
Phát triển tư duy trẻ qua trò chơi và câu đố
Chơi trò chơi là một phương pháp hữu ích không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, hình thành phát triển tri giác, nhận biết thế giới xung quanh mà còn giúp bé rèn luyện trí não một cách tốt nhất, khiến trẻ biết hệ thống, luôn tự tin và biết cách xử lý tình huống một cách nhạy bén hơn. phát triển tư duy khoa học, logic rất cao. Từ đó, kích thích tư duy phát triển một cách vượt trội.
Một số trò chơi phù hợp với trẻ không thể không nhắc đến như:
Trò chơi xếp hình
Đây được coi là một trong những trò chơi tăng cường khả năng tư duy cực tốt cho bé. Với trò chơi này, trẻ được tiếp xúc với các hình khối với những kích thước, màu sắc khác nhau và đòi hỏi trẻ có sự kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng bao gồm: Vận động tinh, vận động thô, quan sát, óc phân tích logic để có sự kết hợp hợp lý.
Bên cạnh đó, để trẻ hứng thú tham gia, ba mẹ có thể tăng độ khó và phức tạp của trò chơi bằng cách tăng dần dần số lượng các mảnh ghép lên nhiều hơn.
Trò chơi xếp hình
Trò chơi tìm quy luật
Tìm quy luật luôn là trò chơi được các chuyên gia khuyến khích áp dụng vào việc rèn luyện tư duy cho trẻ. Khi chơi trò này, trẻ cần có khả năng quan sát, tập trung, phân tích kỹ càng để tìm ra quy luật chính xác của dãy.
Với nhiều dạng chơi như dưới dạng quy luật dãy số, quy luật hình học, quy luật của sự vật,… ba mẹ có thể thỏa sức phát triển tư duy nhanh nhạy, linh hoạt của trẻ ngay tại nhà một cách dễ dàng mà đảm bảo bé không biết chán.
Trò chơi mê cung
Về trò chơi mê cung, chúng có đặc điểm là có rất nhiều đường lòng vòng, ứng với 1 cửa vào chỉ có 1 lối ra duy nhất. Vì vậy, trò chơi đòi hỏi các bé cần có sự quan sát, ghi nhớ, định vị vị trí của bản thân, đánh giá sự vật sự việc để đưa ra phương hướng nên đi và lối ra nhanh, chính xác nhất. Qua đó, giúp trẻ phát triển não bộ, năng lực tư duy và gia tăng sự liên kết giữa ba mẹ và con cái.
Trò chơi mê cung
Thêm vào đó, những câu đố mẹo cũng là một ý tưởng hay ho để rèn tư duy hiệu quả cho con. Ví dụ, ba mẹ hỏi: Trong phòng có 3 bóng đèn, bên ngoài có 3 công tác tương ứng. Trước khi bước vào phòng, con phải bật công tắc ở bên ngoài (không nhìn thấy đèn ở bên trong) rồi mới vào phòng. Hỏi làm thế nào để xác định công tắc tương ứng với bóng đèn?
Khơi dậy khả năng tư duy qua việc đọc truyện
Nhiều ba mẹ cho rằng, truyện tranh chỉ để “đọc cho vui”. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với các truyện thiếu đầu tư về cốt truyện, hình ảnh không háp dẫn và nội dung sơ sài hoặc không phù hợp. Nhưng với những truyện có nội dung chỉn chu lại có tác động lớn đến não bộ của trẻ, giúp các nơron được kích thích và tạo kết nối.
Cụ thể, theo giáo sư Dale Jacobs – Đại học Windsor (Anh) cho hay, thông qua những câu chuyện với nhiều hình ảnh, phối cảnh không gian, những câu chữ khác nhau sẽ khiến não trẻ xử lý nhiều hơn để hiểu nội dung. Đồng thời, việc dùng các chức năng phân tích, tổng hợp khiến cho kỹ năng xử lý và liên kết thông tin của trẻ càng thêm nhạy bén. Do đó, việc chọn lọc truyện tranh có nội dung tốt và phù hợp là bước đầu tiên để giúp trẻ phát triển tư duy.
Khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh
Để trẻ phát triển tư duy toàn diện, ba mẹ cần chú trọng đến các việc tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá thế xung quanh như các chuyến dã ngoại, đi thăm sở thú, tham quan viện bảo tàn hay các di tích lịch sử quốc gia. Từ các trải nghiệm này, bản thân trẻ sẽ ghi nhớ nhanh và lâu dàu hơn. Đặc biệt, việc tiếp nhận thông tin qua các hoạt động trực quan sẽ giúp trẻ dễ hiểu, dễ nắm bắt lý thuyết tốt hơn rất nhiều lần.
Khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh
Xây dựng một não bộ khỏe mạnh
Một não bộ khỏe mạnh sẽ là nền tảng để trẻ có khả năng phát triển tư duy vượt bậc. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng có ích từ thực phầm giàu DHA (Cá, trứng, sữa,…), ARA, ba mẹ cũng cần cho não bộ được “tập thể dục” thường xuyên với các bài tập phát triển cân bằng hai bán cầu não.
Bài tập phát triển não bộ toàn diện
Theo ” Quy luật xén tỉa”, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, hoạt động của não bộ dựa theo nguyên tắc “sử dụng nó hay mất nó”. Não bộ chỉ giữ lại các kết nối luôn được sử dụng, kích hoạt thường xuyên. Vì vậy, hãy kích hoạt não bộ trẻ đồng đều và theo một thời khóa biểu thật phù hợp và khoa học ba mẹ nhé!
Ba mẹ ơi, hãy cùng bé áp dụng những cách dạy trẻ phát triển tư duy cực hữu hiệu mà Kids UP đã tổng kết ở bài viết trên ngay hôm nay nhé. Chắc chắn kết quả đem lại sẽ không khiến ba mẹ phải thất vọng. Chúc ba mẹ thành công!