Hiểu đúng phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman để mẹ dạy con tốt hơn!
Trong hành trình nuôi dạy con, phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman đã không còn quá xa lạ với các ba mẹ Việt. Tuy nhiên, có một sự thật khá nực cười là nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ về phương pháp giáo dục này dẫn đến áp dụng sai cách và hậu quả là hiệu quả dạy con không cao. Vậy phương pháp này là gì, áp dụng ra sao? Câu trả lời sẽ ở bài viết dưới đây.
Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman là gì?
Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm được đặt theo tên người sáng lập giáo sư Glenn Doman – nhà Vật lí trị liệu nổi tiếng ở Mỹ. Sau một thời gian dày công nghiên cứu t tại Viện nghiên cứu và phát triển tiềm năng con người (The Institutes for the Achievement of Human Potential – Hoa Kì), ông và cộng sự đã tạo nên phương pháp giáo dục tiên tiến dành cho trẻ từ 0 – 6 tuổi.
Dựa vào quá trình nghiên cứu về sự phát triển não bộ của trẻ em và cách kích hoạt tối đa tiềm năng của trẻ ngay từ khi mới lọt lòng, giáo sư Glenn Doman đã cho ra đời hình thức học bằng giáo cụ trực quan Flashcard và Dotcard. Với nguyên lí chụp nguyên mảng (Whole word) hay nguyên từ, trẻ được học từ vựng mới thông qua ghi nhận thông tin từ việc nhìn mặt chữ và hình ảnh minh họa cho nghĩa của từ đó.
Học sớm theo phương pháp này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói, mở rộng vốn từ, kích hoạt khả năng ghi nhớ, óc phản xạ, xử lý thông tin nhanh chóng với độ chính xác cao. Đặc biệt, giúp não phải phát triển một cách toàn diện nhất, song hành hỗ trợ cho não trái của mỗi đứa trẻ về sau.
Hiện nay, phương pháp Glenn Doman đã xuất hiện và áp dụng phổ biến trên 180 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, tại Việt Nam, hàng triệu phụ huynh đã và đang áp dụng giáo dục con tại nhà.
Phương pháp giúp trẻ phát triển não bộ vượt trội
Áp dụng phương pháp Glenn Doman như thế nào?
Dạy con theo phương pháp Glenn Doman mang lại nhiều lợi ích cho trẻ đúng giai đoạn vàng phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng hiểu và áp dụng đúng cách gây nên tình trạng trẻ khó tiếp thu và từ chối hợp tác với mẹ trong các buổi học. Thậm chí còn có những hành động cực đoan như giằng xé, la hét mỗi khi mẹ mang thẻ ra học.
Vậy nên, để dạy con hiệu quả, ba mẹ cần nằm lòng những nguyên tắc sau đây:
Kỹ thuật tráo thẻ chuẩn
- Cầm thẻ bằng tay trái sao cho ngón tay không che khuất nội dung thẻ.
- Tráo thẻ bằng tay phải từ sau ra trước với tốc độ 1s/card. Nếu mẹ tráo quá chậm, thông tin sẽ được lưu vào não trái. Mà giai đoạn dưới 6 tuổi, não trái trẻ chưa phát triển được nhiều nên dẫn đến việc ghi nhớ của con trở nên khó khăn hơn. Trái lại, nếu tráo thẻ một cách nhanh chóng, não phải sẽ được kích thích luyện tập bộ nhớ bằng cách chụp hình ảnh. Vậy nên, thông tin hiển thị sẽ được vô thức hấp thụ.
- Khoảng cách đưa thẻ cách con từ 45 – 60 cm.
- Giọng đọc chuẩn, to và rõ ràng.
Quy tắc tráo thẻ đúng cách
Nguyên tắc tiếp cận
- Theo các chuyên gia, mỗi tuần chỉ nên cho trẻ học khoảng 30 thẻ học bao gồm cả thẻ mới và thẻ ôn lại. Con học mỗi ngày 1 bài và học cách ngày để đảm bảo nguyên tắc này. Bên cạnh đó, học từ đơn giản đến phức tạp, hãy cho trẻ bắt đầu từ từ đơn đến từ ghép, cụm từ,…
- Nội dung học có tính nhắc lại: Sự lặp lại phù hợp sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu nội dung được học vào trí não. Cụ thể, hãy để trẻ ôn lại các từ vựng đã học ở bài sau.
Tiêu chuẩn về thẻ Flashcard
- Thẻ phải có kích thước đủ lớn để đảm bảo các thông tin dễ nhìn và rõ ràng.
- Thông tin trên thẻ cần nhất quán, không có hai loại thông tin ảnh và chữ trên cùng một mặt thẻ. Đặc biệt, không thêm thắt các hình ảnh phụ khác để tránh “gây nhiễu” trong quá trình chụp hình nguyên tử.
- Các từ trong bài học được chia theo từng chủ đề: Sự liên kết về ý nghĩa giữa các từ vựng trong cùng một chủ đề sẽ giúp trẻ dễ học, dễ nhớ hơn.
- Chất liệu thẻ cần được làm từ từ giấy Ivory trắng, phủ lớp chống lóa, dày và cứng dễ tráo. Các thẻ làm từ các chất liệu khác như nhựa, ép plastic…đều SAI theo tiêu chuẩn.
Thẻ Flashcard đúng quy cách
Lưu ý khi dạy con theo phương pháp Glenn Doman
Không tạo áp lực cho trẻ
Tâm lý các bậc phụ huynh ngày nay thường muốn con hiểu nhiều, biết sớm nên bắt ép con học. Tuy nhiên, cách dạy dạy phản khoa học này vô hình chúng khiến trẻ áp lực, chán học, sợ học. Vì vậy, ba mẹ nên nhớ rằng, hãy coi dạy con như một trò chơi và không nên đặt nặng vấn đề thành tích để con được là chính con và phát huy hết khả năng của mình.
Tạo môi trường học tập vui vẻ, hứng thú
Một thái độ vui vẻ, hào hứng học tập cùng con sẽ là động lực to lớn khiến con yêu thích việc học, tập trung và thấm thấu kiến thức nhanh chóng. Vậy nên, hãy khích lệ, khen thưởng con thường xuyên và trong trường hợp thấy trẻ mất hứng thú, ba mẹ hãy dừng việc dạy ngay lập tức.
Luôn giữ tinh thần vui vẻ khi dạy con
Kiên trì, không nôn nóng
Thông thường khi tiếp cận với phương pháp học tập mới, cả mẹ và trẻ sẽ mất thời gian để làm quen nên chuyện con mất tập trung, mẹ tráo sai là chuyện dễ hiểu. Vì thế, thời điểm này ba mẹ tuyệt đối không nên nôn nóng. Chỉ cần tìm hiểu, thay đổi và luyện tập hàng ngày nhất định sẽ hái được quả ngọt.
Hy vọng, qua bài viết này, ba mẹ đã hiểu thêm về phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman và biết cách áp dụng đúng cách. Kids UP chúc ba mẹ và các con có những khoảng thời gian học tập vui vẻ và hiệu quả bên nhau.