Sự vật là gì trong tiếng Việt? Ví dụ chi tiết

sự vật là gì

Trong chương trình tiếng Việt cấp 1 bé sẽ được học và làm quen với các sự vật. Đây là một khái niệm rất cơ bản và quan trọng để tạo nền tảng ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ. Vậy sự vật là gì, trong tiếng Việt có những loại nào? Tất cả sẽ được KidsUP chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây. Mời ba mẹ và trẻ cùng theo dõi nhé.

Hiểu về sự vật trong tiếng Việt

Sự vật là một khái niệm được dùng để chỉ những đối tượng có thể cảm nhận và tồn tại khách quan hoặc trong tưởng tượng. Do đó, sự vật có thể là những vật cụ thể như đồ dùng, động vật, hay các khái niệm trừu tượng như môi trường, thời tiết.

Trong ngôn ngữ, sự vật thường là khái niệm bao quát, phản ánh tính chất, hình ảnh hay mô phỏng chủ thể một cách xác thực, rõ nét thông qua thực thể khách quan. Qua đó, chúng ta có được một lượng từ vựng để chỉ các đối tượng xung quanh, dùng vào cung cấp thông tin, tạo dựng hình ảnh hay mang ý nghĩ biểu tượng. 

Và để hiểu được một sự vật cần phải tư duy, phân tích để mô tả lại được các đặc điểm, tính chất một cách rõ ràng, chính xác. Việc nhận thức sự vật thường thông qua quan sát hoặc cảm giác. Điều này đóng vai trò lớn trong việc hình thành tư duy logic, phân tích và tưởng tượng của mỗi người. 

Tìm hiểu sự vật là gì và vai trò
Tìm hiểu sự vật là gì và vai trò 

Ngoài vai trò trong ngôn ngữ, tư duy, sự vật còn là một phần không thể thiếu khi giao tiếp và cấu trúc câu. Bởi vì: 

  • Sự vật giúp xác định đối tượng mà người nói muốn đề cập đến một cách rõ ràng, cụ thể. Điều này giúp thông tin đường truyền đi chính xác, người nghe cũng dễ dàng hiểu và nắm bắt vấn đề. 
  • Trong cấu trúc câu, sự vật thường đóng vai trò như một chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ. Vì vậy, trong câu mà thiếu đi phần này sẽ trở nên mơ hồ không rõ nghĩa. 

Cả sự vật và hiện tượng đều là những khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ. Nhưng trong đó, sự vật lại chỉ các đối tượng cụ thể, tồn tại độc lập có thật hoặc có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Còn hiện tượng lại chỉ các sự kiện, biến đổi của các sự vật mà có thể quan sát được trong không gian và thời gian cụ thể

Sự vật và hiện tượng là 2 khái niệm khác biệt
Sự vật và hiện tượng là 2 khái niệm khác biệt

Phân loại sự vật trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, sự vật được chia thành nhiều loại khác nhau tương ứng với đối tượng định diễn đạt hay các tính chất. Dưới đây là một số dạng sự vật mà mọi người thường gặp. 

Sự vật cụ thể

Sự vật cụ thể là những cái có thể cảm nhận được bằng giác quan của cơ thể với màu sắc, hình dạng và kích thước rõ ràng. Trong câu, sự vật cụ thể thường là các danh từ hoặc cụm danh từ để thể hiện ý của người nói, miêu tả đặc điểm, tính chất. 

Ví dụ: Con mèo có màu lông vàng thật đẹp.

“Con mèo” chính là sự vật cụ thể mà bạn có thể chạm vào, nhìn thấy. 

Sự vật cụ thể dễ dàng cảm nhận, cầm nắm được
Sự vật cụ thể dễ dàng cảm nhận, cầm nắm được

Sự vật trừu tượng

Sự vật trừu tượng là những đối tượng không thể quan sát, cảm nhận thực tế nhưng lại có ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và gắn liền với con người. 

Ví dụ như hạnh phúc, hy vọng, tình yêu,…

Sự vật hữu hình và vô hình

Sự vật còn được phân loại dựa trên khả năng nhìn nhận của con người dưới 2 dạng là hữu hình và vô hình. Trong đó: 

  • Sự vật hữu hình: Là những sự vật tồn tại ở một hình dáng, trạng thái nhất định mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng việc quan sát. Ví dụ: Cái bàn, cái ghế, cửa sổ, tivi,…
  • Sự vật hữu hình: Là những sự vật không tồn tại ở một hình dáng hay trạng thái cụ thể mà chúng ta có thể cảm nhận bằng việc quan sát. Ví dụ: không khí, thời gian, cảm xúc,…
Phân loại sự vật dựa trên khả năng nhìn thấy
Phân loại sự vật dựa trên khả năng nhìn thấy

Phân loại sự vật dựa trên lĩnh vực sử dụng

Sự vật cũng có thể được phân loại dựa trên vai trò, chức năng, ứng dụng trong các lĩnh vực như: 

  • Sự vật tự nhiên: Là những khái niệm liên quan đến thế giới tự nhiên như cây cối, động vật, môi trường, thời tiết,…
  • Sự vật xã hội: Là những đối tượng, khái niệm trong xã hội như công trình xây dựng, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa,…
  • Sự vật khoa học: Là những công cụ, thiết bị, thuật ngữ, khái niệm dùng trong khoa học, công nghệ như ống nghiệm, pipet, máy in, tế bào,…
Sự vật tồn tại trong lĩnh vực khoa học, công nghệ
Sự vật tồn tại trong lĩnh vực khoa học, công nghệ

Vai trò của sự vật trong câu và cấu trúc tiếng Việt

Sự vật là một thành phần ngữ pháp, tồn tại trong cấu trúc câu của tiếng Việt. Qua đó truyền đạt thông tin, ý nghĩa của người nói và giúp người nghe hiểu rõ, chính xác nội dung đang được hướng tới. 

Sự vật trong vai trò chủ ngữ

Sự vật dùng làm chủ ngữ để chỉ đối tượng của hành động, trạng thái hay mục tiêu mà câu đó đang hướng tới. Khi đó sự vật thường ở dưới dạng một danh từ hoặc cụm danh từ. 

Ví dụ: Con mèo đang ngủ. Sự vật ở đây là còn mèo và cũng là chủ ngữ của câu. 

Sự vật trong vai trò tân ngữ

Sự vật khi làm tân ngữ thường đứng sau một động từ và là đối tượng mà hành động đó hướng tới, thực hiện. 

Ví dụ: 

  • Bố đang đọc báo. “Báo” chính là sự vật đóng vai trò tân ngữ của hành động “đọc”. 
  • Mẹ giặt quần áo. “Quần áo” chính là sự vật đóng vai trò tân ngữ của hành động “giặt”.
Sự vật là bổ ngữ hỗ trợ trong câu
Sự vật là bổ ngữ hỗ trợ trong câu

Sự vật trong vai trò bổ ngữ

Sự vật cũng được dùng như bổ ngữ để làm rõ thêm ý nghĩa cho chủ ngữ, động từ hoặc tân ngữ trong câu. Khi đó, ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng, chi tiết hơn. 

Ví dụ: Cô ấy đọc sách văn học. “Văn học” là bổ ngữ để làm rõ loại sách mà cô ấy đọc. 

Cách giúp trẻ hiểu và phân biệt các loại sự vật trong tiếng Việt

Vì có vai trò vô cùng quan trọng nên kiến thức về sự vật được đưa vào chương trình học từ rất sớm. Việc hiểu, nắm rõ các loại sự vật trong tiếng Việt cũng tạo ra nền tảng, giúp trẻ phát triển tốt tư duy, ngôn ngữ. Do đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để giúp trẻ dễ dàng học tập, phân biệt các loại sự vật.

Phương pháp trực quan

Trẻ nhỏ thường dễ dàng ghi nhớ, có hứng thú học tập khi được tương tác, cảm nhận các hình ảnh, đồ vật cụ thể. Do đó, mọi người nên giới thiệu các sự vật thông qua hình ảnh, mô hình, đồ vật tương ứng để trẻ dễ dàng nhận biết và phân biệt. 

Ví dụ: Để trẻ biết phân biệt giữa cái bát và cái cốc bạn sẽ mang 2 đồ vật đó ra để giải thích. Từ đó, trẻ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về kích thước, kiểu dáng cũng như mục đích sử dụng. 

Phương pháp sử dụng ví dụ từ cuộc sống hàng ngày

Để trẻ dễ tiếp thu, bạn cũng nên lấy ví dụ về sự vật từ những điều gần gũi xung quanh trẻ. Khi đó, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và cũng có thể liên kết kiến thức đã học vào thực tế. 

Ví dụ: Bạn chỉ vào cái bàn bình thường để miêu tả, giải thích về mục đích sử dụng để ăn cơm, học bài. Hay khi chỉ đến cái mũ mà bé dùng, bạn giải thích đây là đồ làm bằng vải, được đội lên đầu để che nắng, mưa. 

Kết Luận

Bài viết trên, KidsUP đã giải thích sự vật là gì, phân loại và trình bày vai trò, vị trí của sự vật trong câu. Qua đó, chắc hẳn mọi người cũng thấy được tầm quan trọng của khái niệm này trong ngôn ngữ, tư duy, giao tiếp. Vì vậy, nếu có con em đang trong quá trình học tập, bạn hay tham khảo để hướng dẫn cho trẻ nhé. 

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!